• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Hồi sinh ở A So

Hòa bình lập lại, nhưng con người và vùng đất nơi đây vẫn phải gánh chịu những di chứng khủng khiếp do chất độc hóa học gây ra. Sân bay A So nằm trên địa bàn xã Đông Sơn, một xã nghèo của huyện biên giới A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Trong chiến tranh, sân bay là nơi đế quốc Mỹ tập kết chất độc hóa học dioxin để rải thảm tàn sát những cánh rừng Trường Sơn. Sau khi kết thúc nhiệm vụ tàn ác, các máy bay của giặc Mỹ lại về đây tẩy rửa. Hiện nay, toàn xã Đông Sơn có 5ha đất nhiễm chất độc hóa học nặng. Theo thống kê toàn huyện biên giới A Lưới có gần 5.000 người bị nhiễm chất độc hóa học, tác động của nó đã đến thế hệ thứ 3, thứ 4, trong đó sân bay A So là vùng đất chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Những cánh rừng nhiễm chất độc hóa học đã hồi sinh

Chúng tôi đến thăm gia đình chị Hồ Thị Liên ở xã Đông Sơn, huyện A Lưới, chị là một trong nhiều hộ dân bị ảnh hưởng nặng nề từ chất độc da cam trên mảnh đất này. Trò chuyện với chúng tôi, chị cho biết: Năm 1992, gia đình chị cùng hơn 50 hộ dân vào trong lõi sân bay A So sinh sống. Chất độc từ nguồn nước, từ con cá, lá rau… âm thầm ngấm vào trong người làm cho nhiều người mắc căn bệnh ung thư quái ác. Cũng bởi ngấm chất độc quái ác ấy nên 13 lần có thai, nhưng chị chỉ giữ lại được 3 đứa con. Cháu Hồ Thị Ngọc Thư là con gái thứ 2 của chị Liên bị u não do ảnh hưởng của di chứng chất độc da cam. Sau 3 lần mổ, nhưng mắt cháu mờ dần rồi không nhìn được nữa, sức khỏe ngày càng yếu đi.

Để giúp Nhân dân ổn định cuộc sống, giảm thiểu những tác động do chất độc hóa học gây ra, Nhà nước, Bộ Quốc phòng, chính quyền địa phương đã vào cuộc quyết liệt, áp dụng nhiều biện pháp, trong đó, có tiêu độc vùng đất bị nhiễm, khảo sát, di dời Nhân dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Năm 1999, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT-QP) 92 lên vùng đất A So thực hiện nhiệm vụ giúp dân phát triển kinh tế, xây dựng thế trận quốc phòng - an ninh nơi biên giới, để làm vơi đi nỗi đau da cam.

Bộ đội giúp dân nhân giống cây trồng có giá trị cao

Từ đó đến nay, Đoàn đã phối hợp, tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương tiến hành tốt công tác tuyên truyền cho Nhân dân trên địa bàn hiểu và thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế ảnh hưởng của chất độc dioxin đối với môi trường và cuộc sống. Cùng với đó thường xuyên thăm hỏi, tặng quà giúp đỡ các gia đình chính sách, gia đình khó khăn và nạn nhân chất độc da cam.

Ông Nguyễn Minh Hiền, Phó Chủ tịch UBND xã Lâm Đớt, huyện A Lưới cho biết: “Không chỉ chia sẻ với những khó khăn của bà con trên địa bàn biên giới, trong những năm qua, Đoàn KT-QP 92 còn giúp xây dựng cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm; hướng dẫn bà con các biện pháp làm ăn, phát triển kinh tế, nhờ đó, đời sống của bà con xã Lâm Đớt ngày càng ổn định”.

Thực hiện “3 cùng”: cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc với bà con, Đoàn KT-QP 92 đã xây dựng được nhiều mô hình giúp dân phát triển kinh tế hiệu quả, như: Trồng lúa nước, trồng chanh không hạt, trồng gừng trong bao, trồng cam, nuôi bò, lợn rừng… Đoàn còn xây dựng trại sản xuất cung cấp cây, con giống có chất lượng cho Nhân dân. Hỗ trợ bà con khai hoang 20,3ha trồng lúa nước, 75,6ha trồng hoa màu, 11.700ha trồng rừng, ổn định dân cư cho 626 hộ dân tại địa bàn mới.

Cùng với đó, Đoàn còn giúp xây dựng 8 dự án công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu nội đồng, 12 công trình giao thông với tổng chiều dài 31,3km, 16 cầu và tràn liên hợp bê tông, 3 công trình điện và nhiều trường học. Thường xuyên tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho bà con Nhân dân… Nhờ sự vào cuộc của các cấp, các ngành, sự giúp đỡ của cán bộ, nhân viên Đoàn KT-QP 92, đến nay tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn vùng đất A So, A Lưới còn 22%, 1 xã trong vùng dự án được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Bộ đội tích cực giúp người dân ở A So duy trì sản xuất ổn định cuộc sống

Qua tìm hiểu, được biết, trong thời gian tới, lãnh đạo địa phương nơi đây sẽ tiếp tục tuyên truyền vận động Nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; phối hợp chặt chẽ với các lực lượng trên địa bàn cùng cấp ủy, chính quyền tham gia thực hiện có hiệu quả các mục tiêu xây dựng nông thôn mới; đồng thời tiếp tục thực hiện và hoàn thiện các nhiệm vụ mục tiêu của dự án KT-QP A So - A Lưới để bàn giao đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả cơ sở hạ tầng, thiết thực giúp địa phương hồi sinh mảnh đất da cam, xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội”.

Cát Tường, Trần Tình

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Chung một niềm tin bảo vệ Đảng

    Chung một niềm tin bảo vệ Đảng

    Tối 24-4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền ...
    Nơi nghĩa tình sâu nặng vì nạn nhân chất độc da cam

    Nơi nghĩa tình sâu nặng vì nạn nhân chất độc da cam

    Tôi tên là: Trần Văn Toàn, 72 tuổi; quê quán: xã Nam Tiến, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Tôi được đến Trung tâm Bảo trợ xã hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam, địa chỉ tại xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội để xông hơi giải độc từ ngày 29/3 đến ngày 18/4/2024. Trước khi rời Trung tâm về địa phương, tôi xin có đôi ...