Trong đó, có hơn 400 xe đặc chủng, hàng nghìn ô tô, tàu thuyền và 6 máy bay trực thăng. Các Quân khu 1, 2, 3, 4, 5; Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội đã hỗ trợ nhân dân chằng chống nhà cửa và di dời khỏi khu vực nguy hiểm.
Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng chỉ đạo Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Định quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; tổ chức kiểm đếm, hướng dẫn sắp xếp neo đậu tàu, thuyền tại nơi tránh trú an toàn, xử lý kịp thời tình huống có thể xảy ra.
Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã huy động 6.500 người, hơn 110 đội ứng cứu thông tin, trang bị thêm hàng nghìn máy phát điện để tránh bị đứt gãy thông tin, đường truyền, đảm bảo an toàn thông tin liên lạc trong thời gian bão đổ bộ vào đất liền.
Trường Quân sự Quân khu 3 sẵn sàng lên đường ứng phó bão số 3. Ảnh: Hồng Đức |
Bộ tư lệnh Vùng 1 Hải quân đã yêu cầu các đơn vị chủ động theo dõi, nắm chắc diễn biến của bão; cấp bổ sung đủ vật tư, thiết bị phòng chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn cho các đơn vị; duy trì nghiêm chế độ trực các cấp và lực lượng thường trực; rà soát phương án, vị trí trú đậu, tránh bão cho các tàu thuyền; phối hợp chặt chẽ chính quyền địa phương sẵn sàng ứng cứu sự cố.
Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, tính đến 17 giờ hôm nay, các tỉnh, thành: Quảng Ninh, Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định đã kiểm đếm, hướng dẫn cho gần 51.430 tàu với hơn 220.800 người chủ động tránh trú bão số 3.
Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Ninh Bình đã sơ tán hơn 37.000 người trên lồng bè, chòi canh nuôi thuỷ sản, trong các nhà yếu đến nơi an toàn. Trong đó, Quảng Ninh: 3.000 người; Hải Phòng: 9.260 người; Thái Bình: 21.510 người; Nam Định: 734 người; Ninh Bình: 2.685 người.
Nguồn: Báo QĐND
Bình luận