Cùng dự có các đồng chí: Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương; Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao; Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó chủ tịch Quốc hội, cùng các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu. Ảnh: CHIẾN THẮNG |
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, ngày 9-11-1946, bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa I thông qua, trở thành mốc son mở ra một nền lập pháp Việt Nam thời đại mới. Ngày 9-11 được Đảng, Nhà nước lựa chọn là “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” và được ghi nhận trong Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, khẳng định giá trị, vai trò của Hiến pháp, pháp luật đối với đời sống xã hội, lan tỏa sâu rộng tinh thần dân chủ-pháp quyền, ý thức chấp hành pháp luật, nhắc nhở chúng ta sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật!
Đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, Thủ tướng khẳng định: “Trong thành công chung của đất nước ta thời gian qua có sự đóng góp tích cực, quan trọng của công tác pháp luật. Trong đó, việc nâng cao ý thức chấp hành, tuân thủ pháp luật nghiêm minh của người dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước và cộng đồng xã hội là một trong những điều kiện tiên quyết”.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu dự Lễ hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2022. Ảnh: TTXVN |
Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta đang tập trung xây dựng và hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển theo tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Hội nghị Trung ương 6 vừa qua đã thống nhất mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, trong đó nhấn mạnh mạnh yêu cầu: Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật trở thành chuẩn mực ứng xử của mọi chủ thể trong xã hội. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật; đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức xã hội chủ nghĩa.
Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành tiếp tục quán triệt, nâng cao nhận thức, thực hiện hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; khẩn trương triển khai Nghị quyết Trung ương 6 khóa XIII về “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới” sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành. Tập trung đầu tư cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế-một trong 3 đột phá chiến lược, coi đầu tư cho xây dựng và hoàn thiện thể chế là đầu tư cho phát triển. Gắn kết chặt chẽ xây dựng pháp luật với tổ chức thi hành pháp luật.
Thủ tướng cũng đề nghị chú trọng đổi mới công tác tuyên truyền pháp luật với phương châm: Người dân là trung tâm và chủ thể của quá trình xây dựng; theo hướng truyền thông chính thống có nhiệm vụ định hướng, dẫn dắt dư luận, nhất là giới trẻ. Phát huy vai trò chủ động, tích cực, tính tự giác và trách nhiệm nêu gương của cán bộ, công chức, viên chức trong học tập, tìm hiểu pháp luật, đặc biệt là chấp hành pháp luật. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật, bảo đảm mọi vi phạm pháp luật đều bị phát hiện, xử lý kịp thời, công bằng, nghiêm minh, nhất quán và công khai, minh bạch. Công tác tổ chức thi hành pháp luật phải hướng về cơ sở. Đặc biệt, Thủ tướng đề nghị đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác xây dựng, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, tổ chức thực hiện pháp luật; phát hiện, nhân rộng các mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả, tiên tiến để hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam trong tuyên truyền, phổ biến, thực thi pháp luật...
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long trao Bằng khen cho các cá nhân tiêu biểu. Ảnh: Chiến Thắng |
* Nhân dịp này, Ban tổ chức đã trao các hình thức khen thưởng tặng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong 10 năm hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam.
Bình luận