• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

“Mái nhà yêu thương” của nạn nhân da cam Đà Nẵng

“Mái nhà yêu thương” của nạn nhân da cam Đà Nẵng

Được thành lập vào tháng 9 năm 2006, qua hơn 14 năm thành lập và đi vào hoạt động, Trung tâm Bảo trợ NNCĐ DC và trẻ em bất hạnh thành phố Đà Nẵng thuộc Hội NNCĐDC/dioxin thành phố Đà Nẵng đã trở thành “mái nhà yêu thương” cho trẻ là NNCĐDC, trẻ em bất hạnh, khuyết tật có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn thành phố và các địa phương lân cận.

Trung tâm hiện nuôi dưỡng, chăm sóc cho 120 đối tượng, từ 10 tuổi trở lên. Các em ở đây đều bị ảnh hưởng của CĐDC, trẻ khuyết tật theo nhiều dạng như: khiếm thính, thiểu năng trí tuệ, khuyết tật hệ vận động về tay, chân… có hoàn cảnh bất hạnh, éo le, chịu nhiều thiệt thòi, mất mát trong cuộc sống. Trung tâm trong thời gian qua đã có nhiều cố gắng trong công tác nuôi dạy trẻ NNCĐDC và khuyết tật với hình thức nuôi dưỡng bán. Mỗi cán bộ, nhân viên của Trung tâm làm việc luôn xác định, công việc của mình là đảm nhận một phần trách nhiệm của xã hội, bù đắp cho những nạn nhân chiến tranh, những mảnh đời bất hạnh, do đó chữ "tâm” tính thiện nguyện luôn được đặt lên hàng đầu.


Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam thăm các em tại Trung tâm, cơ sở 3

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng (mặc áo trắng đeo kính)

thăm và tặng quà cho NNCĐDC tại Trung tâm nhân dịp Trung thu 2020

Để giúp các em tiếp thu tốt nội dung học tập, lý liệu, lao động, hàng năm, cán bộ, giáo viên, nhân viên của Trung tâm đều được tham gia nhiều lớp tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, công tác xã hội, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng NNCĐDC, khuyết tật do Bộ LĐTB&XH, tổ chức Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (Unicef), Sở LĐTB&XH thành phố, Trung tâm Công tác xã hội và các ngành liên quan tổ chức. Đến nay, 100% nhân viên của Trung tâm nắm vững công tác xã hội, ngôn ngữ ký hiệu cho trẻ khiếm thính, kỹ năng giao tiếp với trẻ, dạy kỹ năng sống, lồng ghép các hoạt động ngoại khóa, hướng nghiệp, dạy nghề, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, nhằm giúp các em đủ tự tin hòa nhập cộng đồng. Nhờ có tình yêu thương đặc biệt và phương pháp hiệu quả, Trung tâm đã giúp cho trẻ tự tin khi giao tiếp, trẻ NNCĐDC có thể tham gia các hoạt động như những học sinh bình thường. Nhiều em đã phát huy được năng khiếu, sở trường là hạt nhân để Trung tâm bồi dưỡng tham gia các hội thi thể dục - thể thao, văn hóa - văn nghệ ở các cấp và luôn đạt được nhiều thành tích, đáp ứng được nguyện vọng của gia đình nạn nhân.

Trong ảnh: Hội Cựu Chiến binh thành phố Đà Nẵng

tặng quà cho NNCĐDC tại Trung tâm nhân dịp Trung thu

Nhóm chung một tấm lòng Đà Nẵng

tặng quà cho NNCĐDC tại Trung tâm - cơ sở 3

Cùng với việc dạy kiến thức văn hóa, các em ở bán trú được Trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng chu đáo. Nơi ăn, nghỉ của các em sạch sẽ, chế độ ăn đủ dinh dưỡng, an toàn thực phẩm. Đặc biệt, Trung tâm luôn duy trì có hiệu quả môi trường vui chơi cho các em có nhiều hoạt động giải trí, giao lưu văn nghệ, hoạt động thể dục - thể thao bổ ích, vật lý trị liệu thích hợp...

Ngoài việc dạy văn hóa, rèn luyện thể chất, Trung tâm còn hướng dẫn, dạy nghề cho các em (như may, làm hoa, làm nhang, vẽ, thêu...). Thầy và trò ở đây còn nhận gia công hàng may, làm nhang bỏ cho các nơi khác, tăng gia sản xuất (nuôi heo, nuôi gà, trồng nấm, trồng rau, cũ quả…) để tăng thêm thu nhập cho Trung tâm, cải thiện bữa ăn cho trẻ.

Ông Tô Năm, Chủ tịch Hội kiêm Giám đốc Trung tâm

tặng quà Trung thu 2020 cho nạn nhân

Ông Tô Năm, Chủ tịch Hội NNNCĐDC/dioxin thành phố kiêm Giám đốc Trung tâm chia sẻ: So với các địa phương khác, Đà Nẵng luôn được Trung ương Hội đánh giá cao về công tác vận động, hỗ trợ, giúp đỡ NNNCĐDC/dioxin nói chung và trẻ em bất hạnh nói riêng. Đặc biệt, chương trình “Đồng hành, chia sẻ nỗi đau da cam” được tổ chức hằng năm đã vận động, tiếp nhận hàng tỷ đồng/năm. Đây là nguồn lực chính để Hội chăm lo cho nạn nhân da cam nói chung và trẻ em bị nhiễm CĐDC tại Trung tâm nói riêng. Tuy nhiên, khó khăn còn rất nhiều, đặc biệt là đối với tương lai của trẻ ở Trung tâm. Số các em sau khi học nghề (may, làm hoa, làm hương…) và sống bằng nghề chỉ đếm trên đầu ngón tay”. Theo ông Tô Năm, so với ở nhà, thì việc các em đến học tập, sinh hoạt ở trung tâm vẫn tốt hơn. (Qua khảo sát thực tế của Hội cho thấy, những trẻ sống ở gia đình thường rơi vào tình trạng tự kỷ, mặc cảm, xa lánh mọi người). Tuy nhiên, để 1.400 trẻ em trên toàn thành phố được đến Trung tâm học tập, sinh hoạt, trị liệu về phục hồi chức năng trong điều kiện hiện nay là điều không thể, vì không đủ kinh phí đáp ứng. Đây là bài toán khá nan giải hiện nay của Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung.


Đoàn Trợ lý Nghị sỹ Mỹ thăm NNCĐDC tại Trung tâm



Hiện nay Trung tâm rất cần sự chung tay, góp sức của cả cộng đồng để có thêm nguồn lực để nuôi dưỡng, dạy học, dạy nghề, phục hồi chức năng cho những NNCĐDC, trẻ em bất hạnh, khuyết tật, gieo mầm hy vọng, nuôi dưỡng ý chí, tiếp thêm nghị lực, cổ vũ khát vọng sống và vươn lên hòa nhập cộng đồng cho những thanh thiếu niên đã chịu nhiều thiệt thòi, đau khổ do chiến tranh gây ra..

Một số hình ảnh của các em da cam đang học nghề tại Trung tâm dưới đây:



Các Cô đang hướng dẫn các em làm hoa vôn, hoa cườm


Các Cô đang hướng dẫn các em nạn nhân da cam học may và làm hương


Các em nạn nhân da cam đang tăng gia sản xuất về chăm sóc vườn rau cũ


Bài: Trà Thanh Lành- PCT Hội NNCĐDC Đà Nẵng

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Chủ tịch Hồ Chí Minh với những ngày sinh nhật

    Chủ tịch Hồ Chí Minh với những ngày sinh nhật

    Nhìn lại tất cả các mốc kỷ niệm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ năm 1946 đến năm 1969, chúng ta nhận thấy: Người luôn đón sinh nhật bằng sự cần mẫn làm việc. Người cũng luôn tránh mọi sự chúc tụng bằng cách ...