• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Một Cán bộ hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam

Chúng tôi muốn nói đến một cán bộ có nhiều năm trực tiếp thẩm định hồ sơ và giải quyết chính sách đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học. Người cán bộ ấy đã làm việc với sự thấu hiểu, bằng tình yêu thương và tinh thần trách nhiệm cao; đó là Hà Thị Lan Anh, Phó Trưởng phòng Người có công - Sở LĐ-TB&XH thành phố Hải Phòng.  

Sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống cách mạng, có bố và mẹ đều là cựu chiến binh, đã từng tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại chiến trường miền Nam, nơi quân đội Mỹ phun rải chất độc hóa học; bố là thương binh; đồng thời mắc bệnh do bị nhiễm chất độc hóa học và cả bố, mẹ đều đã qua đời khi tuổi chưa đến 70. Với cương vị, chức trách nhiệm vụ được Sở LĐ-TB&XH thành phố giao là: Trực tiếp thẩm định hồ sơ và giải quyết chính sách đối với người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học; phối hợp với Trung tâm Giám định y khoa thành phố Hải Phòng, giám định bệnh tật đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ đề nghị công nhận bị nhiễm chất độc hóa học.

Nhận thức sâu sắc, thấu hiểu và cảm thông với những người bị nhiễm chất độc hóa học đang hằng ngày, hằng giờ sống trong bệnh tật, bị giày vò do di chứng tàn khốc của chất độc da cam/dioxin, là nỗi đau về thể xác, khủng hoảng về tinh thần. Việc thẩm định, hồ sơ, giới thiệu khám, giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học để giải quyết chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ là trách nhiệm của cán bộ chuyên ngành có thẩm quyền, là chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, là hoạt động tri ân của toàn xã hội để giúp đỡ họ vượt qua những khó khăn, thiếu thốn về tinh thần và vật chất, tạo điều kiện để họ được quan tâm chăm sóc về y tế, giáo dục, có cuộc sống ổn định hòa nhập với cộng đồng. Từ nhận thức đó, bà luôn tự hứa với lòng mình sẽ làm việc bằng tất cả tâm huyết của một công chức, đã tham mưu cho lãnh đạo sở trong việc khảo sát số lượng hồ sơ phải thực hiện trong toàn thành phố; thực trạng tình hình hồ sơ tại từng quận, huyện, qua đó xác định khối lượng công việc cần làm, xác định thẩm quyền các cơ quan, đơn vị liên quan cần phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện. Đây là đối tượng rất đặc thù bởi chiến tranh đã kết thúc gần 50 năm, hiện nay các cựu chiến binh tuổi đã cao, giấy tờ, hồ sơ do lịch sử để lại nhiều trường hợp không còn đầy đủ theo quy định hiện hành nên rất cần sự vào cuộc của các cấp, các bộ ngành chung tay tháo gỡ khó khăn mới có thể thực hiện được.

Bà đã trực tiếp tiếp nhận hồ sơ đề nghị của các quận, huyện gửi đến, thẩm định, sàng lọc hồ sơ, đối với những hồ sơ, đúng, đủ theo quy định, trình lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH ký giấy giới thiệu, lập danh sách kèm hồ sơ gửi đến Hội Đồng khám giám định theo đúng tiến độ, đối với những trường hợp hồ sơ chưa đúng, đủ theo quy định, tham mưu cho Sở có văn bản trả lại các quận, huyện đề nghị bổ sung theo quy định (ghi rõ nội dung cần bổ sung của từng trường hợp). Khi Hội Đồng y khoa bàn giao kết quả khám, giám định về Sở, bản thân tích cực tách, ghép hồ sơ; tham mưu để trình lãnh đạo Sở ký Quyết định hưởng chế độ ưu đãi hàng tháng, bàn giao về quận, huyện chi trả trợ cấp ưu đãi kịp thời.  

Từ năm 2013 đến hết năm 2023, đã tiếp nhận và thẩm định 8.371 lượt hồ sơ người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ đề nghị công nhận bị nhiễm chất độc hoá học. Giới thiệu 6.615 lượt hồ sơ đến Hội Đồng giám định y khoa thành phố tổ chức khám giám định đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ đề nghị công nhận bị nhiễm chất độc hóa học. Đã tham mưu cho lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH ban hành Quyết định công nhận đối với 1.297 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, chuyển về các địa phương thực hiện chế độ ưu đãi hàng tháng kịp thời, đúng quy định. Tiếp nhận hồ sơ, giới thiệu di chuyển chế độ ưu đãi hàng tháng đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hoá học từ tỉnh ngoài về Hải Phòng và di chuyển trong thành phố đối với 215 trường hợp; cấp Giấy chứng nhận (Thẻ) người tham gia hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học đối với 1.473 trường hợp; tham mưu giải quyết chế độ mai táng phí, trợ cấp 3 tháng khi người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hoá học từ trần đối với 1.478 trường hợp, Quyết định trợ cấp tuất hàng tháng đối với thân nhân người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên từ trần đối với 198 người. Hiện nay, tại Sở LĐ-TB&XH không còn hồ sơ tồn đọng đề nghị giải quyết đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học.

Cùng với việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một công chức, bà luôn là cầu nối giữa Sở LĐ-TB&XH với Hội NNCĐDC/dioxin thành phố, tham gia các hoạt động của Hội NNCĐDC/dioxin thành phố với vai trò là Ủy viên Ban kiểm tra Thành hội từ nhiệm kỳ II (năm 2013) đến nay. Bà luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác xây dựng Hội, hoạt động nhân đạo từ thiện giúp đỡ NNCĐDC, đặc biệt là hướng dẫn và trả lời những vướng mắc của các tổ chức Hội, hội viên về thủ tục hồ sơ giám định; cấp giấy chứng nhận và những chế độ chính sách mới đối với NNCĐDC.  

Bà Hà Thị Lan Anh phát biểu tham luận tại Đại hội Hội NNCĐDC/dioxin thành phố Hải Phòng, lần thứ IV, nhiệm kỳ 2023-2028

 Trải qua gần 30 năm gắn bó với công tác Người có công tại Sở LĐ-TB&XH Thành phố, hơn 10 năm tham gia công tác Hội NNCĐDC/dioxin, bà Hà Thị Lan Anh đã vinh dự được Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH tặng Bằng khen năm 2017; Trung ương Hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam tặng Kỷ niệm chương và Bằng khen năm 2021; Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố Hải Phòng tặng 2 Bằng khen nhân dịp Đại hội lần thứ III năm 2018 và lần thứ IV năm 2024. Công sức, trí tuệ, lương tâm và trách nhiệm của bà đã góp phần tích cực vào việc thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước; đã chung tay xoa dịu nỗi đau da cam và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng hàng ngàn cán bộ, hội viên Hội NNCĐDC/dioxin thành phố Hải Phòng./.

 

                                      Đặng Xuân Viễn, Chủ tịch Thành hội Hải Phòng

 

 

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Nốt trầm trong sắc xuân

    Nốt trầm trong sắc xuân

    Nói đến mùa xuân là nói đến thanh âm rộn ràng, sắc màu tươi mới, rực rỡ, rạng ngời của cảnh vật thiên nhiên và con người. Đó là sắc xuân của muôn hoa, là hoa đào thắm đỏ ở miền Bắc, ...