• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Nguyễn Văn Lực - Một nạn nhân chất độc da cam có hoàn cảnh khó khăn

Nguyễn Văn Lực - Một nạn nhân chất độc da cam có hoàn cảnh khó khăn

Vợ chồng ông Nguyễn Văn Lực trước căn nhà của họ.

Ông Nguyễn Văn Lực sinh năm 1952, là nạn nhân chất độc da cam ở ấp Hoàng Quân I, xã Hưng Thành, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

Vào thăm gia đình ông Lực, chúng tôi chạnh lòng, xót xa bởi gia cảnh nghèo khó của chủ nhân. Trong căn nhà lá tuyềnh toàng, nền đất, tài sản có giá nhất là chiếc ti vi trắng đen (không biết còn sử dụng được không?). Sau lời chào hỏi, ông Lực với khuôn mặt khắc khổ, giọng trầm, buồn bã kể: Cha ông là liệt sĩ Nguyễn Văn Tấn, hy sinh năm 1971, hiện người em trai ở thị xã Vĩnh Châu đang thờ cúng, gia đình có 9 anh em, ông là thứ 3. Ông Lực tham gia du kích xã Hưng Hội năm 1967, năm 1969 khi tròn 17 tuổi được bổ đưa vào lực lượng bộ đội địa phương huyện Vĩnh Châu. Năm 1972 ông là Trung đội phó, trong trận đánh Kinh mới Cổ Cò ông bị thương, được đơn vị đưa về hậu cứ. Sau 30/4/1975, ông tiếp tục tham gia du kích xã Hưng Hội. Khi xã chuyển thành tập đoàn sản xuất nông nghiệp, do di chứng của vết thương, sức khỏe yếu, bệnh tật thường xuyên, 5 đứa con nheo nhóc, kinh tế quá khó khăn, ông xin nghỉ công tác.

Trả lời thắc mắc của chúng tôi vì sao trên mình ông mang nhiều vết thương nhưng không là thương binh? Ông nói: Chung quy do nhận thức hạn chế, nghèo khó (trước đây thấy trợ cấp thương binh thấp, thủ tục rườm rà, đi lại tốn kém nên bỏ qua). Năm 2019, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin xã biết hoàn cảnh, hướng dẫn làm hồ sơ, nên ông đã được hưởng trợ cấp NNCĐDC mức 1.234.000đ/tháng - Đây là nguồn sống chủ yếu của vợ chồng ông. (Nơi đây nước mặn quanh năm không trồng được gì, ông có 1 ao tôm thì thất bại liên tiếp nhiều năm, thua lỗ, các con ông người thì làm phụ hồ, người đi xa làm thuê làm mướn...)

Vợ ông Lực tâm sự, hơn 2 năm qua do tuổi cao, bệnh tật, tai ông phải dùng máy trợ thính nhưng vẫn khó khăn khi nghe, ông trở nên cáu gắt, ít nói và ngày một lặng lẽ, xa cách vợ con.

Đến thăm, nghe hoàn cảnh của ông Lực chúng rất tôi khoăn: vì sao chiến tranh đã lùi xa hơn 45 năm nhưng vẫn còn những người có công với cách mạng - như hoàn cảnh ông Nguyễn Văn Lực, chưa được cơ quan nào động viên, tư vấn, hướng dẫn lầm hồ sơ để hưởng trợ cấp thương binh?

Để tri ân những người đã hy sinh vì quê hương đất nước, kính đề nghị các cơ quan chức năng quan tâm tìm hiểu, tư vấn, hướng dẫn ông Nguyễn Văn Lực làm các thủ tục cần thiết để hưởng chính sách của Đảng, chế độ nhà nước.

La Thị Đẹp

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác