• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Những điển hình vượt khó ở Tuyên Quang

62 năm trôi qua, kể từ khi thảm họa da cam/dioxin xảy ra tại Việt Nam, những mất mát, đau thương mà thảm họa gây ra để lại hậu quả, di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến nhiều thế hệ. Để chung tay xoa dịu nỗi đau ca cam, Hội NNCDDC/dioxin tỉnh Tuyên Quang đã thường xuyên quan tâm, giúp đỡ nạn nhân vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống.
Hiện toàn tỉnh có 3.018 hội viên, sinh hoạt tại 7 hội cấp huyện, 82 hội và 22 chi hội cấp xã. Trong đó 1.864 nạn nhân trực tiếp; 654 nạn nhân gián tiếp và 518 đối tượng khác. Với truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, Đảng bộ, chính quyền nhân dân trong tỉnh luôn coi trọng, tổ chức thực hiện hiệu quả các hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” đối với người có công với cách mạng, nhất là NNCĐDC. 
 Ông Phạm Văn Bằng, Chủ tịch Hội thành phố Tuyên Quang cho biết, thành phố hiện có 619 hội viên, nạn nhân, sinh hoạt tại 15 xã phường. Nhờ sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cấp chính quyền từ thành phố đến cơ sở đã làm tốt công tác xã hội hóa công tác chăm sóc, giúp đỡ các nạn nhân; các cấp Hội tích cực phát động thực hiện các phong trào thi đua “Hướng về cơ sở, hướng về nạn nhân, phối hợp với các nhà hảo tâm chia sẻ, chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân về vật chất và tinh thần, giúp họ vơi đi những khó khăn, hòa nhập với cộng đồng, xã hội. Nhiều nạn nhân qua đó đã vượt khó, trở thành những điển hình vươn lên. 

Hội Khuyến học tỉnh tặng quà cho con nạn nhân da cam TP Tuyên Quang

Ông Nguyễn Thành Tuyên, tổ 3, phường Tân Quang (TP Tuyên Quang) là một nạn nhân tiêu biểu vượt qua nỗi đau da cam, trở thành công dân có ích cho xã hội. Ông Tuyên cho biết, năm 1973, theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, ông lên đường nhập ngũ đóng quân tại Trung đoàn C7, D5, E25, B3 chiến trường Tây Nguyên, bị thương ở bụng, chân. Năm 1977, ông xuất ngũ trở về địa phương, điều kiện kinh tế gia đình khi đó rất khó khăn, các con còn nhỏ, ông không đi công tác mà xin về làm nghề tự do. Tuy nhiên những năm tháng ở chiến trường ông đã bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, thường xuyên lên cơn đau do chất độc hóa học hành hạ mỗi khi trái gió trở trời. Nhưng với đức tình cần cù, chịu khó, năm 1991, Nhà nước phát động nhân dân trồng 5 triệu ha rừng, ông bàn với gia đình khai hoang 9 ha đất để trồng rừng, ông thường xuyên tìm tòi, học hỏi ở bạn bè, sách báo về kỹ thuật trồng rừng. Sau 13 năm, ông được khai thác gỗ. Có chút vốn, ông chuyển đổi sang trồng cây ăn quả như mít, bưởi, hồng không hạt, vú sữa, măng cụt, diện tích trên 4 ha, gia đình có thu nhập ổn định; ông còn tạo việc làm cho 4 lao động theo thời vụ, thu nhập từ 5-7 triệu đồng/người/tháng. Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông còn nhiệt tình tham gia công tác hội, vận động, giúp đỡ các hội viên thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, sản xuất kinh doanh giỏi. Đặc biệt trong những năm dịch Covid-19 bùng phát, gia đình ông đã ủng hộ 10 triệu đồng.
Theo giới thiệu của cán bộ Huyện hội Chiêm Hóa, chúng tôi men theo con đường bê tông sạch đẹp vào thăm ông Hà Kim Lành, NNCĐDC thôn Nà Lá, xã Xuân Quang. Câu chuyện về những năm tháng chiến tranh khốc liệt được ông Lành tái hiện qua lời kể: Năm 1968, ông tham gia chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị, 9 năm sau chiến dịch Hồ Chí Minh, ông được phục viên trở về địa phương. Về đây, ông tham gia nhiều chức vụ của xã và thôn. Dù mang trong mình với nhiều nỗi đau do ảnh hưởng của chất độc da cam sức khỏe yếu, nỗi buồn đeo bám theo ông mãi là người con gái thứ 2 của ông mất sớm do mắc bệnh hiểm nghèo, nhưng ông luôn cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Ông Lành chia sẻ, những năm qua, chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm, thăm hỏi động viên vào những dịp lễ tết, ông nhận được nhiều quà từ cấp hội, đoàn thể. Tuy là vất vả nhưng ông không thiếu thốn về vật chất và cảm thấy rất ấm lòng vì mọi người không để ông ở lại phía sau. 
Ông Nguyễn Mạnh Sâm, Chủ tịch Hội NNCDDC/dioxin tỉnh Tuyên Quang cho biết, Hội luôn làm tốt công tác hỗ trợ thực hiện các chính sách, giúp đỡ NNCĐDC, 100% hội viên được hưởng các chế độ. Những hoạt động tích cực đó của các cấp Hội cùng sự chung tay của các cấp, ngành, tổ chức, cá nhân đã góp phần chăm lo tốt hơn đời sống vật chất, cũng như tinh thần cho nạn nhân và con của họ. Đây là nguồn động lực to lớn để giúp họ xoa dịu nỗi đau, vượt qua khó khăn, vươn lên vì một cuộc sống tốt đẹp hơn./.

Minh Thủy

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Hội tỉnh Tiền Giang: Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam

    Hội tỉnh Tiền Giang: Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam

    Bà Trần Thị Quý Mão, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Tiền Giang, chia sẻ: Phương châm xuyên suốt trong hoạt động của Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh là: “Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam”. Những năm qua Hội các cấp trong tỉnh luôn gần gũi, cảm thông và chia sẻ với NNCĐDC; Hội luôn giữ vai trò nòng cốt, là ...