• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Phú Thọ với công tác giúp đỡ, chăm sóc NNCĐDC: “Không để ai bị bỏ lại phía sau”!

Chiến tranh đã lùi xa nhưng di chứng để lại nặng nề, ảnh hưởng tới nhiều thế hệ người Việt Nam chính là chất độc hóa học da cam (CĐDC/Dioxin). Để làm vơi bớt những thiệt thòi cho NNCĐDC, thời gian qua, Đảng, Nhà nước, các bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp và cộng đồng xã hội đã chung tay góp sức, hỗ trợ, giúp đỡ, chăm lo cho các nạn nhân da cam có cuộc sống ổn định, tốt đẹp hơn...
Phú Thọ với công tác giúp đỡ, chăm sóc NNCĐDC: “Không để ai bị bỏ lại phía sau”!
Hội NNCĐDC/dioxin xã Minh Tân, huyện Cẩm Khê gặp mặt nạn nhân (ảng sưu tầm)

Cả nước có khoảng 4,8 triệu người bị nhiễm CĐDC/Dioxin, trong đó Phú Thọ có trên 17.000 người bị nhiễm, nghi phơi nhiễm chất độc hóa học với 1.266 gia đình có từ 2- 4 nạn nhân bao gồm cả thế hệ thứ hai, thứ ba. Để xoa dịu “nỗi đau da cam” Đảng, Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách, chế độ để chăm sóc, giúp đỡ NNCĐDC/Dioxin, đặc biệt từ năm 2015, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 43- CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, trong đó nêu rõ công tác khắc phục hậu quả chất độc hóa học vừa cấp bách, vừa lâu dài, là trách nhiệm của mỗi cấp ủy Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và các tổ chức trong hệ thống chính trị.

Hiện thực hóa sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 27-CT/TU ngày 20/7/2015 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 3680/KH- UBND ngày 29/8/2016 về hành động triển khai khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020. Thông qua đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong công tác hỗ trợ chăm sóc, động viên những nạn nhân trực tiếp, gián tiếp bị ảnh hưởng. Đặc biệt, với vai trò là cầu nối giữa các nạn nhân với cộng đồng xã hội, Hội NNCĐDC/Dioxin các cấp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cùng tham gia các hoạt động hỗ trợ thiết thực, giúp đỡ các nạn nhân da cam như thăm hỏi, tặng quà, chăm sóc khi ốm đau, hỗ trợ làm nhà ở, phát triển sản xuất...

Ông Nguyễn Văn Tích, sinh năm 1944, nhập ngũ năm 1964, tham gia chiến đấu tại chiến trường miền Nam, ra quân năm 1971. Trở về quê hương, ông lập gia đình và sinh được năm người con, người con trai đầu bị thiểu năng trí tuệ và hai cháu nội là thế hệ thứ ba cũng bị ảnh hưởng, một cháu bị khiếm khuyết về thị giác, một cháu bị câm điếc. Gia đình ông thuộc diện hộ nghèo, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, mọi sinh hoạt hàng ngày chỉ trông chờ vào số tiền trợ cấp hàng tháng... Ngôi nhà gia đình ông Tích ở nhiều năm đã cũ nát, nguy cơ đổ sập có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Cảm thông với hoàn cảnh khó khăn của ông, Hội NNCĐDC/Dioxin huyện Cẩm Khê đã phối hợp, kết nối với doanh nghiệp hỗ trợ trên 200 triệu đồng để xây ngôi nhà mới cho gia đình ông Tích ổn định cuộc sống.Đến giờ ông Nguyễn Văn Tích ở khu 5, xã Cấp Dẫn, huyện Cẩm Khê - người cựu chiến binh, NNCĐDC/Dioxin vẫn còn nguyên cảm xúc như lúc vừa mới nhận bàn giao ngôi nhà mới. Ông xúc động cho biết: Nếu không có sự quan tâm giúp đỡ của Hội NNCĐDC/Dioxin và chính quyền địa phương cùng lòng hảo tâm của doanh nghiệp, gia đình tôi không biết đến khi nào mới có nhà cửa khang trang, cuộc sống ổn định như

bây giờ... Theo thống kê của Hội NNCĐDC/Dioxin huyện Cẩm Khê, toàn huyện có 435 NNCĐDC, trong đó có 265 nạn nhân trực tiếp. Để công tác chăm sóc NNCĐDC hiệu quả, Hội đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động, gây quỹ hỗ trợ nạn nhân, bình

quân mỗi năm Hội vận động ủng hộ, giúp đỡ các nạn nhân với số tiền trên 100 triệu đồng.Cùng với Cẩm Khê, Hạ Hòa cũng là địa phương làm tốt công tác vận động nguồn lực chăm sóc nạn nhân, trong đó ưu tiên giúp đỡ những gia đình NNCĐDC là hộ nghèo, hoàn cảnh khó khăn, suy giảm sức lao động với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Ông Nguyễn Văn Thắng - Chủ tịch Hội NNCĐDC huyện Hạ Hòa cho biết: Toàn huyện có 366 NNCĐDC; trong đó trực tiếp có 197 người, còn lại là nạn nhân gián tiếp. Bảy tháng đầu năm 2022, từ nhiều nguồn, Hội đã trao 468 suất quà, trợ cấp khó khăn, tặng giường innox cho NNCĐDC/Dioxin nghèo, có hoàn cảnh khó khăn... với tổng số tiền trên 120 triệu đồng. Bên cạnh đó, hội luôn quan tâm bảo vệ, chăm lo quyền lợi cho nạn nhân nên mọi chế độ, chính sách đối với người bị nhiễm CĐDC/Dioxin được đảm bảo thực hiện đầy đủ, đúng quy định. Ông Phạm Ngọc Quỳnh- Chủ tịch Hội NNCĐDC/Dioxin tỉnh khẳng định: Hoạt động chăm sóc, giúp đỡ NNCĐDC đã có sức lan tỏa mạnh mẽ, giúp người dân và các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân nhận thức đầy đủ hơn về trách nhiệm của mình đối với những người đã đóng góp, hy sinh vì độc lập dân tộc. Việc giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam được quan tâm đầy đủ hơn. Các cấp Hội đã chủ động xây dựng văn bản quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 43- CT/TW nghiêm túc, kịp thời; các cấp ủy, chính quyền luôn tạo điều kiện cho các cấp Hội hoạt động thuận lợi, tổ chức hội không ngừng được củng cố, phát triển, thực sự là người đại diện cho lợi ích và quyền lợi của NNCĐDC/Dioxin. Hàng năm 100% NNCĐDC trong tỉnh đều được thăm hỏi, tặng quà. Sáu tháng đầu năm 2022, tỉnh Hội đã tiếp nhận, thăm hỏi, tặng quà cho NNCĐDC vào các dịp lễ Tết, ngày “Vì nạn nhân chất độc da cam” trị giá gần 1,4 tỉ đồng; phối hợp với các tổ chức, cá nhân nhà hảo tâm tặng 15 giường gỗ đôi, 800 hộp sữa, ba tấn gạo; hỗ trợ sửa chữa nhà ở cho một nạn nhân hoàn cảnh khó khăn, trị giá trên 180 triệu đồng. Đặc biệt, Hội đã tạo nguồn vốn trên 1,2 tỉ đồng hỗ trợ cho 210 hộ gia đình nạn nhân da cam vay ưu đãi để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Phú Thọ với công tác giúp đỡ, chăm sóc NNCĐDC: “Không để ai bị bỏ lại phía sau”!
Hội NNCĐ DC/dioxin xã Ming Tân, huyện Cẩm Khê trao quà cho nạn nhân (ảnh sưu tầm)

Từ những nguồn hỗ trợ, ủng hộ, giúp đỡ thiết thực đã giúp các NNCĐDC vượt qua nỗi đau thể xác và mặc cảm để vươn lên trong cuộc sống.

Linh Nguyễn

(Phú Thọ)

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Nghệ An: Thành phố Vinh khánh thành tượng V.I.Lênin

    Nghệ An: Thành phố Vinh khánh thành tượng V.I.Lênin

    Sáng 16/4, tại thành phố Vinh, 2 tỉnh Nghệ An và Ulyanovsk (Liên bang Nga) phối hợp Thành ủy, UBND thành phố Vinh, trang trọng tổ chức Lễ tiếp nhận và khánh thành tượng V.I.Lê-nin, một dấu mốc quan trọng trong mối quan hệ hữu ...