• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 1/7

Từ ngày 1/7/2022 mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng, do đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định cũng có sự gia tăng…
Người lao động làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Hà Nội. Ảnh - Nhật Dương.

Theo Nghị định số 38/2022/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 1/7/2022 mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng thêm 6% so với mức lương hiện hành. Cụ thể, vùng I tăng lên 4.680.000 đồng/tháng; vùng II tăng lên 4.160.000 đồng/tháng; vùng III tăng lên 3.640.000 đồng/tháng và vùng 4 tăng lên 3.250.000 đồng/tháng.

Ngoài ra, còn bổ sung quy định về lương tối thiểu vùng theo giờ, cụ thể, vùng I là 22.500 đồng/giờ; vùng II là 20.000 đồng/giờ; vùng III là 17.500 đồng/giờ và vùng IV là 15.600 đồng/giờ.

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết, trên cơ sở đó, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định cũng có sự gia tăng.

Cụ thể, căn cứ khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cao nhất mà người lao động có thể nhận hằng tháng sau khi nghỉ việc như sau:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp, nhưng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Trước đó, theo hướng dẫn tại Quyết định 595/QĐ-BHXH, hằng tháng người sử dụng lao động sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo các tỷ lệ nhất định được tính dựa trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.

Nếu doanh nghiệp đang đóng các khoản này cho người lao động theo mức lương tối thiểu vùng thì từ ngày 1/7 khi lương tối thiểu vùng được điều chỉnh sẽ dẫn đến việc tăng mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Trường hợp đã đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo mức lương cao hơn lương tối thiểu vùng thì doanh nghiệp không cần điều chỉnh tăng mức đóng.

Như vậy, khi lương tối thiểu vùng tăng thì mức hưởng 5 lần mức lương tối thiểu vùng khi nhận trợ cấp thất nghiệp cũng tăng theo như sau: Vùng I là 23,4 triệu đồng; vùng II là 20,8 triệu đồng; vùng III là 18,2 triệu đồng; vùng IV là 16,25 triệu đồng.

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Chung một niềm tin bảo vệ Đảng

    Chung một niềm tin bảo vệ Đảng

    Tối 24-4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền ...
    Tạp chí Da cam Việt Nam đoạt giải Nhì cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới”

    Tạp chí Da cam Việt Nam đoạt giải Nhì cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong ...

    Tối 24/4, tại Nhà hát Lớn, Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân phối hợp Hội Nhà báo Việt Nam và Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ ba (2023-2024); phát động cuộc thi viết lần thứ tư (2024-2025). Tạp chí Da cam Việt Nam có Tác phẩm ...