• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Thủ tướng dự cuộc họp của Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Kinh tế - Xã hội

Thường trực Tổ Biên tập của Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Kinh tế - Xã hội làm việc về một số vấn đề lớn, quan trọng dự kiến được thể hiện trong Báo cáo Chính trị và Báo cáo Kinh tế - Xã hội.  

Sáng 21/6, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thường trực Tổ Biên tập của Tiểu ban Văn kiện và Tiểu ban Kinh tế - Xã hội đã tổ chức buổi làm việc, trao đổi về một số vấn đề lớn, quan trọng dự kiến được thể hiện trong Báo cáo Chính trị và Báo cáo Kinh tế - Xã hội nhằm bảo đảm sự thống nhất giữa hai Báo cáo theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Báo cáo Chính trị là báo cáo trung tâm, Báo cáo Kinh tế - Xã hội là báo cáo chuyên đề.

Tham dự cuộc họp có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cùng dự có ông Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Tổ trưởng Tổ Biên tập của Tiểu ban Văn kiện; ông Nguyễn Chí Dũng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư, Tổ trưởng Tổ Biên tập của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội; các thành viên của 2 tổ biên tập.

Tại buổi làm việc, hai Thường trực Tổ Biên tập đã trao đổi một số nội dung quan trọng, nổi bật của hai dự thảo Báo cáo, tập trung vào các vấn đề về đánh giá tình hình 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021-2030, các quan điểm, mục tiêu phát triển và nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cho giai đoạn 5 năm 2026-2030. Trong quá trình xây dựng Báo cáo Chính trị, Báo cáo Kinh tế - Xã hội, hai Tổ Biên tập sẽ tiếp tục có những buổi tọa đàm, trao đổi về những nội dung cụ thể để bảo đảm thống nhất nội dung giữa hai Báo cáo theo yêu cầu của Trung ương.

Đặc biệt trong việc đánh giá tình hình tập trung thảo luận Dự thảo Đề cương hai Báo cáo đánh giá 5 năm 2021-2025 đã đạt được những kết quả quan trọng, nổi bật, với nhiều điểm sáng, cơ bản hoàn thành các mục tiêu chủ yếu đề ra; những kết quả về tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định vĩ mô là rất tích cực trong bối cảnh có nhiều khó khăn; Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2030 là 7%/ năm, trong giai đoạn 2026-2030 cần đạt mức 8,3%/năm; Bối cảnh khó khăn cả từ bên ngoài và bên trong, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta có xu hướng chậm lại qua các kỳ chiến lược; Cần phải đánh giá đúng tình hình khó khăn, các mặt hạn chế trong phát triển để có các giải pháp mới, mang tính đột phá nhằm đạt mục tiêu đề ra.

Về quan điểm phát triển cho 5 năm tới các đại biểu đã thảo luận vào những thành tố mới bổ sung vào quan điểm trong đó nhấn mạnh các yếu tố: "Phải có tư duy phát triển mới, nắm bắt và hiện thực hóa các cơ hội để vượt qua thách thức, chủ động quyết định tương lai phát triển đất nước; có các giải pháp đột phá, tập trung huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển, lấy phát triển để duy trì ổn định."

Lấy cải cách, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đầy đủ, đồng bộ, hiện đại, hội nhập, thực thi pháp luật hiệu lực hiệu quả và đẩy mạnh phân cấp, phân quyền triệt để là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy phát triển đất nước. Thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực sản xuất.

Có cơ chế, chính sách ưu tiên vượt trội để huy động nguồn lực phát triển các ngành công nghiệp mới, các ngành dịch vụ, mô hình kinh tế mới, xây dựng trung tâm tài chính quốc tế, khu vực thương mại tự do.

Đặc biệt các đại biểu đã thảo luận về nhiệm vụ, giải pháp trong đó nêu rõ các vấn đề liên quan đến đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tinh thần Nghị quyết 29 của Trung ương gồm: "Xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh với năng lực sản xuất mới, tự chủ, khả năng thích ứng, chống chịu cao, từng bước làm chủ công nghệ lõi, công nghệ nền của các ngành công nghiệp nền tảng, công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn."

Đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu lại nền kinh tế, trong đó tập trung nâng cao hiệu quả cơ cấu lại các lĩnh vực trọng tâm và các ngành kinh tế để năng cao năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế; và tập trung nguồn lực và có chính sách ưu tiên vượt trội, cạnh tranh để phát triển các ngành công nghiệp mới như chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, năng lượng mới, vật liệu mới..., các ngành dịch vụ, mô hình kinh tế mới.

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Hội huyện Long Phú: Sơ kết 6 tháng đầu năm

    Hội huyện Long Phú: Sơ kết 6 tháng đầu năm

    Sáng 25/6, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin - Chiến sỹ cách mạng bị địch bắt tù đày huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng  tổ chức hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 ...
    Vì sao du lịch Cửa Lò lại hấp dẫn du khách

    Vì sao du lịch Cửa Lò lại hấp dẫn du khách

    Ba mươi năm qua thị xã Cửa Lò đã vươn dậy từ những làng chài, thuyền nan, nhờ cách vận hành đúng hướng, sự đoàn kết của cấp ủy, chính quyền và người dân đã biến nơi đây thành quần thể du lịch ...