• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Tòa án Mỹ cần công bằng với nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Đất nước Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ cách xa nhau hơn nửa vòng trái đất. Nhân dân Việt Nam và nhân dân Mỹ đã có mối quan hệ giao thương, hòa hiếu với nhau từ lâu, nhân dân Mỹ thấu hiểu, cảm phục truyền thống hơn bốn ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân Việt Nam.

Việt Nam yêu cầu các công ty hóa chất sản xuất hóa chất cung cấp cho quân đội Hoa Kỳ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam gây ra thảm họa da cam ở Việt Nam nói chung, nạn nhân da cam nói riêng phải có trách nhiệm.

Lịch sử mối quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ đã có những giai đoạn thăng trầm: Cách mạng Việt Nam - trước khi Tổng Khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 nổ ra - từng được Chính phủ Hoa Kỳ, dưới thời Tổng Thống Harry S.Truman ( nhiệm kỳ 12/4/1945- 20/01/1953) cử chuyên gia nhẩy dù xuống chiến khu Việt Bắc, giúp Việt Minh xây dựng lực lượng, cung cấp thông tin tình báo cho chúng ta chống lại Phát xít Nhật. Nhưng lịch sử cũng đã ghi nhận sự can thiệp của Chính phủ Hoa Kỳ và Quân đội Mỹ ủng hộ Thực dân Pháp chống lại cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Việt Nam (1945-1954); đau buồn hơn từ 1954( chính thức từ ngày 1 tháng 11 năm 1955 khi Phái bộ Cố vấn và Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ (MAAG) được thành lập ở miền Nam Việt Nam), Chính phủ Mỹ đã công khai can thiệp, và sử dụng quân đội chống lại cuộc đấu tranh thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam, họ gây ra biết bao tội ác đối với nhân dân Việt Nam! Đặc biệt vô nhân đạo khi, trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, chính quyền Mỹ đã cho quân đội Mỹ rải hơn 20 triệu gallon (ga-lông) tức khoảng 70 triệu lít chất da cam, chất xanh và chất trắng xuống lãnh thổ miền Nam - Việt Nam. Trong vòng hơn 10 năm (từ năm 1961 - 1972). Chất độc do quân đội Mỹ sử dụng ở Việt Nam đã gây ra hội chứng nhiễm độc cho khoảng 2,1 triệu đến 4,8 triệu người, phần lớn là dân thường và lực lượng vũ trang cách mạng. Không phải chỉ người Việt Nam mà nhiều binh sỹ thuộc các nước đồng minh của Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam cũng là nạn nhân chất độc da cam. Theo Đô đốc Elmo Zumwalt, nguyên Tư lệnh các lực lượng Hải Quân Mỹ ở miền Nam - Việt Nam (1968 - 1970): có ít nhất 2,6 triệu lượt lính Mỹ bị phơi nhiễm dioxin. Hằng năm, chính phủ Mỹ chi hàng tỷ USD cho các cựu chiến binh có thương tật do chất độc da cam gây ra. Riêng năm 2010 là 13,5 tỷ USD. Vậy chính phủ và quân đội Mỹ có biết mức độc tố rất cao và có tác hại rất lớn của dioxin đối với môi trường và con người không? Câu trả lời là chắc chắn họ biết!

Với việc sử dụng chất da cam, chất xanh và chất trắng trong chiến tranh Việt Nam, chính quyền Mỹ và quân đội Mỹ đã vi phạm Công ước quốc tế “ La Hay năm 1907” đã cấm sử dụng các chất độc và vũ khí có tẩm thuốc độc”; đến Hội nghị quốc tế Giơ-ne-vơ, công ước Công ước La Hay năm 1907 đã được bổ sung rõ hơn “cấm triệt để việc sử dụng tất cả các chất lỏng, chất bột, chất khí có hóa chất độc”. Đến năm 1969, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã ra quyết định, trong đó ghi rõ “Công ước Giơ-ne-vơ phải được áp dụng đối với tất cả các hóa chất dùng làm vũ khí chiến tranh”. Chính phủ Hoa Kỳ đã ký vào các công ước, quyết định này. Thực tế Chính phủ Mỹ không công khai thừa nhận mức độ tác hại của chất độc da cam đối với con người và môi trường Việt Nam, nhưng họ từng bước thừa nhận mức độ tác hại của chất độc da cam và có chính sách chăm sóc sức khỏe, đền bù thiệt hại cho binh lính Mỹ là những người thực hiện rải những chất độc này trong chiến tranh ở Việt Nam.

Năm 2018 và thời gian gần đây, nhân loại tiến bộ trên toàn thế giới đặc biệt quan tâm theo dõi sự kiện: ngày10/8/2018, Tòa án bang California (Hoa Kỳ) đã ra phán quyết yêu cầu công ty hóa chất Monsanto bồi thường 289 triệu USD cho ông Dewayne Johson, người bị ung thư giai đoạn cuối do sử dụng thuốc Roundup của Monsanto để chăm sóc cây trồng. Ngày 28/3/2019, Hãng AFP đưa tin, Tòa án liên bang tại San Francisco buộc hãng Monsanto bồi thường hơn 80 triệu USD cho nạn nhân 70 tuổi Edwin Handiman, bị ung thư do sử dụng thuốc diệt cỏ Roundup; Ngày 13-5-2019, Tòa án bang Califonia tại thành phố San Francisco (Hoa Kỳ) đã tuyên hãng hóa chất nông nghiệp Mỹ Monsanto, thuộc sở hữu Tập đoàn Bayer của Đức, phải bồi thường hơn 2 tỷ USD cho cặp vợ chồng mắc ung thư vì thuốc diệt cỏ Roundup chứa hoạt chất Glyphosate.

Trong kết luận công bố, bồi thẩm đoàn Tòa án bang Califonia tại thành phố San Francisco cho biết, Monsanto chưa bao giờ tiến hành nghiên cứu dịch tễ học cho Roundup và các công thức khác được thực hiện với hoạt chất Glyphosate để đánh giá nguy cơ ung thư cho người dùng.

Hơn nữa, Monsanto nhận thức được rằng các chất hoạt động bề mặt trong Roundup độc hơn nhiều so với Glyphosate đơn thuần. Monsanto đã chi hàng triệu USD cho các chiến dịch quan hệ công chúng bí mật để tài trợ cho các nghiên cứu và bài báo "ma" viết nhằm mục đích làm mất uy tín của các nhà khoa học độc lập, những người làm việc tìm thấy mối nguy hiểm với thuốc diệt cỏ của Monsanto, bồi thẩm đoàn Tòa án cấp cao tại TP San Francisco nêu rõ trong kết luận.

Ngoài ra kết luận của bồi thẩm đoàn Tòa án bang Califonia tại thành phố San Francisco cho biết thêm, khi Cơ quan Quản lý Chất độc và Bệnh tật Hoa Kỳ tìm cách đánh giá độc tính Glyphosate vào năm 2015, Monsanto đã tham gia hỗ trợ Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) để trì hoãn việc xem xét. Đồng thời, Monsanto có mối quan hệ chặt chẽ với một số quan chức trong EPA, những người đã nhiều lần ủng hộ các khẳng định của Monsanto về sự an toàn của các sản phẩm chứa Glyphosate. Trong nội bộ Monsanto đã có khuyến nghị an toàn cho công nhân bằng việc mang đầy đủ các thiết bị bảo vệ khi dùng thuốc diệt cỏ Glyphosate, nhưng không cảnh báo công chúng làm điều tương tự.

Tại sao nhà chức trách Mỹ không làm như thế đối với nạn nhân chất độc da cam là Việt Nam?

Những phán quyết của tòa án cấp cao tại thành phố San Francisco (Hoa Kỳ), đánh thức lương tâm nhân loại, nhắc nhở Chính phủ các quốc gia tham gia chiến tranh ở Việt Nam (từ 1961-1971), các công ty hóa chất sản xuất hóa chất cung cấp cho quân đội Hoa kỳ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam gây ra thảm họa da cam ở Việt Nam nói chung, nạn nhân da cam Việt Nam nói riêng phải có trách nhiệm! Chính phủ Hoa Kỳ cần thay đổi thái độ, công khai thừa nhận mức độ tác hại của chất độc da cam đối với con người và môi trường Việt Nam và có hành động thiết thực khắc phục thảm họa do họ gây ra. Như thế mới là Chính phủ có “Lương tâm, trách nhiệm”!

Nói lại những đau buồn trên là “chúng ta tôn trọng lịch sử, sòng phẳng với lịch sử không có nghĩa là chúng ta kích động hận thù, chúng ta biết sự thật để hiểu đâu là lẽ phải và để rút ra những bài học cho các mối quan hệ quốc tế trong bối cảnh phức tạp ngày nay” như lời đồng chí Nguyễn Thị Bình, Nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã từng phát biểu.

Tòa sơ thẩm, tòa án Liên bang ở quận Brooklyn New York và Tòa phúc thẩm ở Tòa kháng án liên bang đã bác đơn kiện của Hội cùng một số đơn kiện của nạn nhân chất độc da cam dioxin Việt Nam và ngày 02/3/2009 Tòa án tối cao Mỹ đã bác đơn thỉnh cầu của nguyên đơn Việt Nam. Trong khi quan tòa Jack Weinstein năm 1994 đã ra phán quyết yêu cầu các công ty hóa chất Mỹ đã phải bồi thường 180 triệu USD cho các cựu chiên binh Mỹ là những người đi rải chất độc da cam. Lời thuật của Đô đốc Elmo Zumwalt phát hành tháng 11/1996 có đoạn viết “Tấm bi kịch của gia đình Đô đốc Elmo Zumwalt là ở chỗ chính người cha đã ra lệnh rải chất độc màu da cam lên các cánh đồng và các dòng sông ở vùng Nam Trung Bộ Việt Nam, nơi con trai ông làm nhiệm vụ tuần tra dọc các bờ sông. Mệnh lệnh của Đô đốc không những tàn phá nhiều cánh rừng, làm ô nhiễm các dòng sông, gây đau khổ cho biết bao nhiêu người dân Việt Nam vô tội, mà làm cho chính con trai và cháu nội của ông cũng bị nhiễm chất độc màu da cam”. Như vậy, phán quyết của Tòa án Tối cao Mỹ bác đơn thỉnh cầu của nguyên đơn Việt Nam đúng với lương tâm, đạo lý, công bằng chưa? Theo Đô đốc Elmo Zumwalt nói “Để có thể vĩnh viễn xếp lại quá khứ một cách yên ả, tốt nhất là chính phủ Mỹ phải có thiện chí hợp tác với Việt Nam, trả lại món nợ lớn lao mà các công ty hóa chất Mỹ đã gây ra. Nhân chứng sống chính là tôi đây. Tôi cũng có bổn phận góp phần bù đắp...”./.

Đỗ Ngọc Ân, Phó Chủ tịch

Hội Nạn nhân chất độc dacam/dioxin Phú Yên

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Chung một niềm tin bảo vệ Đảng

    Chung một niềm tin bảo vệ Đảng

    Tối 24-4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền ...
    Nơi nghĩa tình sâu nặng vì nạn nhân chất độc da cam

    Nơi nghĩa tình sâu nặng vì nạn nhân chất độc da cam

    Tôi tên là: Trần Văn Toàn, 72 tuổi; quê quán: xã Nam Tiến, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Tôi được đến Trung tâm Bảo trợ xã hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam, địa chỉ tại xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội để xông hơi giải độc từ ngày 29/3 đến ngày 18/4/2024. Trước khi rời Trung tâm về địa phương, tôi xin có đôi ...