• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Tranh chấp khí đốt Nga-EU nhìn dưới góc độ chính trị, kinh tế và pháp lý

Ngày 31/3, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh yêu cầu khách hàng nước ngoài phải thanh toán bằng đồng ruble khi mua khí đốt của Nga từ ngày 1/4. Các hợp đồng cung ứng khí đốt sẽ bị tạm đình chỉ nếu khách hàng không thực hiện hình thức thanh toán này.

Nga và EU mâu thuẫn về phương thức thanh toán hợp đồng khí đốt bằng đồng rúp.

Trong tuyên bố của mình, Tổng thống Putin nêu rõ khách hàng muốn mua khí đốt của Nga phải mở tài khoản bằng đồng rúp đặt tại ngân hàng của Nga. Từ các tài khoản này, các khoản thanh toán sẽ được thực hiện để mua khí đốt.

Trên thực tế, quyết định của Nga không tạo ra sự khác biệt nhiều về kinh tế. Doanh thu bán khí đốt của Nga sang châu Âu, trị giá khoảng 350 triệu USD/ngày theo hãng tư vấn ICIS, tự nó đã làm giảm hiệu quả lệnh trừng phạt của phương Tây, bất luận phương thức thanh toán ra sao.

Nhận về euro hay đồng rúp, Nga đều có được nguồn ngoại tệ tương ứng, có được nguồn lực quan trọng để nhập khẩu hàng hóa hoặc hỗ trợ đồng nội tệ. Bởi nếu khách hàng châu Âu có trả bằng euro, theo quy định các đầu mối xuất khẩu của Nga sẽ phải chuyển đổi 80% ngoại tệ thu được sang đồng nội tệ. Còn nếu trả bằng đồng rúp, toàn bộ tiền thanh toán sẽ phải được chuyển đổi qua đồng rúp, với vai trò can dự của ngân hàng trung ương Nga.

Động thái của Nga thể hiện rõ mục đích chính trị. Theo Bas van Geffen, chiến lược gia cao cấp tại Rabobank, để thể hiện sự ủng hộ đối với Ukraine phương Tây đã gia tăng trừng phạt chống Nga. Đáp lại, Nga tuyên bố chỉ chấp nhận thanh toán bằng đồng rúp đối với các hợp đồng mua bán khí đốt, một động thái chỉ có thể được thực hiện qua ngân hàng trung ương Nga, một thực thể nằm trong diện cấm vận. Điều này đồng nghĩa với việc hoặc châu Âu phải tự nới lỏng trừng phạt, nếu không muốn bị Nga ngừng cung cấp khí đốt.

Cùng chung nhận định này, Ron Smith, chuyên gia phân tích cao cấp về dầu mỏ và khí đốt tại hãng BCS có trụ sở ở Mooskva, cho rằng vấn đề nằm ở yếu tố chính trị, chứ không phải thương mại. Biện pháp của Nga gây ra những khó khăn đối với châu Âu từ chính những lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt với ngân hàng Nga.

Theo sắc lệnh mới, các khách hàng thuộc nhóm quốc gia “không thân thiện” với Nga sẽ phải mở tài khoản cả bằng ngoại tệ và đồng rúp tại Ngân hàng Gazprombank của Nga, thực thể nằm trong diện trừng phạt của Anh, nhưng được Mỹ và EU loại trừ khỏi danh sách cấm vận do vai trò quá lớn của ngân hàng này trong giao dịch khí đốt.

Tổng thống Putin lệnh cho ngân hàng trung ương Nga trong vòng 10 ngày phải thực thi hệ thống thanh toán mới. Phương thức này cũng có thể sẽ được áp dụng đối với nhiều loại hàng hóa mà Nga có thế mạnh như dầu thô, kim loại màu, phân bón… Giới phân tích cho rằng châu Âu có thể “tạm an toàn” trong thanh toán bằng euro thêm một tháng nữa, bởi kỳ thanh toán cho đơn hàng giao trong tháng 4 phải đến tháng 5 mới hết hạn. Đức và nhiều nước châu Âu hiện bảo lưu quan điểm phản đối thanh toán khí đốt của Nga bằng đồng rúp.

Về pháp lý, tập đoàn Gazprom của Nga thường tái đàm phán gia hạn hợp đồng với khách hàng châu Âu theo chu kỳ ba năm. Việc áp thanh toán bằng đồng rúp với các hợp đồng hiện hành sẽ gây ra tranh cãi. Nếu hai bên không đi tới tỏa thuận, tranh chấp sẽ được đưa ra Tòa trọng tài Stockholm. Gazprom có hàng chục hợp đông cần tái đàm phán, vì thế quy trình sửa đổi, điều chỉnh hợp đồng sẽ kéo dài.

“Theo nguyên tắc của hợp đồng ràng buộc, nếu xuất hiện tranh chấp lớn đối với các hợp đồng xuất khẩu của Gazprom, khí đốt vẫn sẽ phải được chuyển tới khách hàng cho đến khi tranh chấp được xử lý theo phán quyết của Tòa trọng tài Stockholm”, Morten Frisch, một nhà đàm phán hợp đồng khí đốt, phân tích.

Nguồn Báo Tin tức

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Hội tỉnh Tiền Giang: Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam

    Hội tỉnh Tiền Giang: Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam

    Bà Trần Thị Quý Mão, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Tiền Giang, chia sẻ: Phương châm xuyên suốt trong hoạt động của Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh là: “Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam”. Những năm qua Hội các cấp trong tỉnh luôn gần gũi, cảm thông và chia sẻ với NNCĐDC; Hội luôn giữ vai trò nòng cốt, là ...