Nhân vật chính là bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình Nguyễn Xuân Anh, hiện đang công tác tại TP.HCM. Trong một lần nhìn thấy hình ảnh bé M.H. xuất hiện trong phóng sự của Đài truyền hình Việt Nam, anh đã không kìm nổi nước mắt.
Câu chuyện thu hút sự quan tâm lớn từ người đọc. (Ảnh: Chụp màn hình Beatvn) |
Khi ấy, tay phải của bé H. không thể hoạt động nên cô giáo tại điểm trường Thín Ngài, xã Thượng Phùng, huyện Mèo Vạc, Hà Giang đã phải đút cơm, giúp đỡ tận tình. Hình ảnh đó đã thôi thúc bác sĩ Xuân Anh phải làm một điều gì đó nên anh liền để lại bình luận rằng mình có thể "tặng" bé một bàn tay mới.
Gia đình bé M.H. đã được giúp đỡ vào TP.HCM phẫu thuật tay cho con. (Ảnh: Dân Trí) |
Ngay lập tức, anh Lê Quang Long, 30 tuổi, trưởng nhóm thiện nguyện đã nắm bắt thông tin và liên lạc với bác sĩ. Đồng thời, anh Long cũng thu xếp đưa gia đình bé vào TP.HCM.
Bàn tay nhỏ bé của em bị tật từ khi mới sinh ra. (Ảnh: Beatvn) |
Ngày 27/10, cả nhà H. bắt đầu đi từ Hà Giang xuống Hà Nội bằng xe khách, rồi đến sân bay vào TP.HCM. Tại những điểm này, anh Long đều bố trí người đón họ. Sau khi máy bay hạ cánh, anh Long lập tức đưa H. đến gặp bác sĩ Xuân Anh để kiểm tra.
Bác sĩ Xuân Anh đã kiểm tra kỹ lưỡng cho bé gái. (Ảnh: Beatvn) |
Ngày hôm sau, bé gái Hà Giang chính thức được phẫu thuật. Theo lời bác sĩ, đây là ca tách dính 5 ngón khá phức tạp. "Tôi tách được 3 ngón. Ca phẫu thuật diễn ra trong khoảng 2 tiếng", vị bác sĩ thông tin.
Không chỉ "tặng" bé gái một bàn tay mới hoàn chỉnh, bác sĩ Xuân Anh còn hỗ trợ mọi chi phí. Dù vậy, anh vẫn khiêm tốn viết dòng chữ: "Sài Gòn thương tặng em" lên phần băng bó tay. Anh không nhận công lao ấy một mình mà muốn bé gái được cả cộng đồng quan tâm.
Bé H. hiện đã ổn định sức khỏe. (Ảnh: Dân Trí) |
Nhớ lại giây phút bé M.H. từ phòng phẫu thuật trở ra, anh Long xót xa cho biết cô bé vừa khóc, vừa run run nói muốn uống nước ngọt. Anh không ngờ điều tưởng chừng như giản dị nhưng với một bé vùng cao lại là ước muốn xa vời.
Bé gái đã rất mạnh mẽ vượt qua ca phẫu thuật. (Ảnh: Beatvn) |
Trước đó, khi hỏi có sợ đau không, M.H. thì thầm nói rằng em rất sợ, nhưng sẽ cố gắng vì biết rằng sau ca phẫu thuật mình sẽ lành lặn như bạn bè.
Món quà bác sĩ Xuân Anh dành tặng M.H. (Ảnh: Zing News) |
Được biết hiện tại sức khỏe M.H. đã ổn định và sẽ ở lại bệnh viện 2 tuần nữa để theo dõi.
Câu chuyện về bác sĩ Xuân Anh khiến rất nhiều người xúc động và nể phục vì tấm lòng cao cả. Giống như bác sĩ Xuân Anh, ông Nguyễn Đức Vũ (Phó Giám đốc Trung tâm y tế huyện K'Rông Bông, tỉnh Đắk Lắk) cũng từng được nhiều người biết đến là vị bác sĩ tận tâm, sẵn sàng trèo núi, vượt sông mang sức khỏe đến cho bà con.
Vị bác sĩ sẵn sàng trèo đèo, lội suối đến với bệnh nhân. (Ảnh: Sức khỏe và Đời sống) |
Sức khỏe và Đời sống viết, từ nhỏ, bác sĩ Vũ đã chứng kiến cuộc sống vất vả ở Tây Nguyên, rất nhiều em nhỏ không được tiêm chủng đầy đủ. Do đó, ông đã ấp ủ ước mơ khoác lên mình chiếc áo blouse trắng và nỗ lực học tập để hoàn thành mục tiêu ấy.
Đến khi trở thành bác sĩ, ông Vũ không ngại vượt qua những con đường đất đá gập ghềnh để đến với bà con. Ông còn nói với già làng rằng chỉ cần có người mệt mỏi, đau ốm, ông sẽ lập tức có mặt. Mỗi khi có thử thách, ông lại thầm nhủ: "Đừng nản lòng, đừng ngại khó, đừng chùn bước… phía trước là những người dân đang cần thầy thuốc."
Con đường vào bản làng vô cùng khó đi. (Ảnh: Sức khỏe và Đời sống) |
Tấm lòng, sự tận tâm của anh Xuân Anh và ông Đức Vũ quả thật rất cao quý. Họ cống hiến hết mình chỉ mong bệnh nhân luôn bình an.
Bình luận