• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

BÀI DỰ THI: Ông Da cam - Ham làm

BÀI DỰ THI: Ông Da cam - Ham làm

Về làng Tân Đức, phường Minh Nông, TP. Việt Trì, hỏi ai cũng biết “Ông Da cam - Ham làm”, có lẽ từ các cháu chăn trâu đến các bậc trung niên phụ lão ... đều cảm phục ông với nghề “Lái xe trâu” chả gì cũng trên dưới 20 năm từ sáng đến tối mịt vẫn vui vẻ cởi mở, văn thơ lai láng ... Thứ 7, chủ nhật hằng tuần cả gia đình vui vẻ bên quán Karaoke để hát cho nhau nghe, quên đi mọi nhọc nhằn khuya sớm. Gia đình ông còn chăn nuôi lợn, gà, trồng mía, rau màu có tiếng bên bãi bồi phù sa, oằn mình vượt khó đi lên.

Có lẽ ông trời đã xếp đặt cho ông Lê Khắc Thú, bà Trần Thị Tình bén duyên nhau từ những ngày “mùa nước nổi” năm 1978 bên bãi phù sa Sông Hồng. Người thương binh, cựu chiến binh đã từng chiến đấu công tác tại Đại đội đặc công thuộc Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 1, Sư đoàn 2/QK5. Sư đoàn ông do Thiếu tướng Nguyễn Chơn chỉ huy chinh chiến ở vùng ven biển miền Trung nơi địch rải chất độc hóa học mức độ đậm đặc nhất, để rồi ông và đứa con trai bị phơi nhiễm chất độc da cam cho đến tận bây giờ, cháu Lê Hoàng Long bị trầm cảm từ khi mới sinh.

Làng Tân Đức trước đây thuộc huyện Ba Vì, Hà Nội, dân sống chủ yếu bằng nghề chài lưới, trồng rau, màu trên bãi mộc, bãi phù sa, mỗi khi nước rút. Những năm 1978 ông phục viên về quê và xây dựng gia đình để rồi những năm 1980 lần lượt các cháu ra đời. Để bảo đảm cuộc sống của gia đình, hai vợ chồng ông phải oằn lưng ra tăng gia sản xuất, trồng rau mía, chuối trên bãi sa bồi.

Là một làng ngoài đê trên bãi sa bồi, cứ mùa nước nổi là cả gia đình, dân làng sơ tán lên những gò đất cao, làm nhà sàn nổi lên mặt nước, khi nước rút xuống lại tiếp tục trồng rau, ngô, lúa, bầu bí, mía chuyển đến các nhà máy đường, các chợ đầu mối ven đê bán tiêu th. Đối với gia đình ông, phải bảo đảm đủ trang trải cho cả gia đình với 7 miệng ăn là cả một vấn đề. “Cái khó ló cái khôn” ông nuôi trâu bò, lợn nái, gà vịt, ngan, ngỗng, tận dụng thời gian các con đi học về giúp đỡ “Trời sinh voi, trời sinh cỏ”. Được cái các cháu học hành tiến bộ, ngoan ngoãn, lễ phép đều học giỏi, được nhà trường khen thưởng. Cho đến nay các cháu đều có gia đình và công việc đàng hoàng.

Từ những năm 2000 đến 2016 ngoài nghề chính là “lái xe trâu”, bà Trình cùng các con thành lập một trang trại nuôi lợn nái, có lúc lên đến 50 con, hàng trăm con lợn bột, gà, vịt, ngan, ngỗng được ông vận chuyển bằng xe bò, xe trâu đến các chợ đầu mối và hàng trăm con lợn con được giao bán cho các chủ thương lái; ngoài việc vận chuyển mía cho nhà máy đường; những năm sóng gió “mùa nước nổi” màn trời, chiếu đất, lênh đênh trên thuyền, ông bà vẫn tham gia công tác người cao tuổi, phụ nữ gương mẫu đầu tầu vượt khó vươn lên đóng góp xây dựng đường làng, ngõ xóm, đình chùa hàng chục triệu đồng và có bát ăn, bát để, xây dựng được nhà cửa khang trang.

Ngôi nhà khang trang của gia đình ông Lê Khắc Thú

Năm 2002, Thủ tướng Phan Văn Khải trực tiếp về làng Tân Đức chỉ thị cho các cấp chính quyền và trực tiếp chỉ đạo làm đê, kè dòng chảy dài 3km. Từ đó đến nay Tân Đức cuộc sống đã được đổi thay, nhà ngói mọc lên san sát, có nhiều nhà 2 đến 3 tầng, Tân Đức từ xã nghèo đã đổi thay rất nhiều.

Năm 2008 Tân Đức được chuyển địa giới hành chính về Việt Trì. Bằng lao động cần cù, chịu khó của người dâ, kinh tế của Tân Đức ngày càng phát triển, đường ngõ xóm làng được thiết kế khang trang, các tổ, khu dân cư liên gia, các tổ chức xã hội hoạt động có hiệu quả, không còn cảnh “Mùa nước nổi” trước đây nữa.

Hội NNCĐDC/dioxin xã Tân Đức (cũ) gồm 23 thành viên do ông Lê Khắc Thú làm Chi hội trưởng đã hoạt động tốt có nhiều đóng góp cho xã, phường Minh Nông được Hội NNCĐDC/dioxin thành phố Việt Trì tặng Giấy khen, Trung ương Hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam tặng Bằng khen vì có nhiều đóng góp trong công tác Hội. Ông Thú được bà con nhân dân gọi bằng cái tên thân thương “Ông Da cam – Ham làm”./.

Nguyễn Ngọc Dậu

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác