• Thứ năm, 08/05/2025 - 22:28
  • Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Bệnh viện Thống Nhất phấn đấu trở thành bệnh viện lão khoa toàn diện hạng đặc biệt

Xây dựng Bệnh viện Thống Nhất trở thành Bệnh viện Lão khoa toàn diện hạng đặc biệt, với phương châm “Thân thiện – Hiện đại – Chất lượng”.

Sau ngày miền Nam giải phóng, đất nước thống nhất để bảo đảm tốt việc khám chữa bệnh cho cán bộ trung, cao cấp, ngày 21/7/1975, Ban Thường vụ Trung ương Cục miền Nam đã ra Nghị quyết số 07/QĐ75 về việc tổ chức bệnh viện để điều trị cho cán bộ cao cấp, trung cấp của quân, dân chính Đảng. Chấp hành Nghị quyết của Ban Thường vụ Trung ương Cục, tháng 9/1975, Bác sỹ Nguyễn Thiện Thành cùng các đồng chí cán bộ được tăng cường bắt tay vào công việc tiếp nhận cơ sở hạ tầng và xây dựng đội ngũ, củng cố tổ chức thành lập Bệnh viện với tên gọi là Quân Y viện Thống Nhất. Ngày 01/11/1975, Quân Y viện Thống Nhất bắt đầu nhận những bệnh nhân đầu tiên. Và kể từ đó, ngày 01/11 hàng năm trở thành ngày truyền thống của Bệnh viện.

Ngày 27/8/1976, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Hùng, ký Quyết định số 08/QĐ-TTg-B về việc thành lập Bệnh viện Thống Nhất thực hiện nhiệm vụ: Khám bệnh, chữa bệnh và quản lý sức khỏe cho cán bộ trung cao cấp quân, dân chính Đảng và một số khách quốc tế hoạt động ở miền Nam; tham gia quản lý sức khỏe cán bộ cao cấp, cấp cứu, điều trị tại nhà cho các đồng chí Trung ương ủy viên, phục vụ về mặt y tế cho các hội nghị do Trung ương Đảng hoặc Chính phủ tổ chức tại miền Nam.  

Ngày 11/5/1978, Bộ Y tế chính thức tiếp nhận và quản lý Bệnh viện Thống Nhất theo Quyết định số 45-TTg-B. Sau khi trực thuộc Bộ Y tế, Bệnh viện Thống Nhất được tổ chức xây dựng theo mô hình mới. Đây là một bước ngoặt mang tính lịch sử của Bệnh viện. Ngay từ những ngày đầu thành lập, với tầm nhìn chiến lược của một người Lãnh đạo, GS. TS. BS Nguyễn Thiện Thành – Giám đốc đầu tiên của Bệnh viện Thống Nhất đã định hướng Bệnh viện phát triển sâu về chuyên ngành Lão khoa và Tim mạch để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ khám chữa bệnh cho đội ngũ cán bộ mà trong đó số cán bộ đã nghỉ hưu, lớn tuổi chiếm tỷ lệ cao. Trên cơ sở đó, các thế hệ lãnh đạo tiếp theo của Bệnh viện tiếp tục quán triệt, triển khai xây dựng Bệnh viện trở thành trung tâm lão khoa và tim mạch chuyên sâu. Bệnh viện là nơi đặt bộ môn Lão khoa của Đại học Y Dược từ năm 1986 đến nay và hiện nay có thêm bộ môn Lão khoa của Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

Trước bối cảnh thế giới bước vào giai đoạn dân số già, lão khoa hiện đang là lĩnh vực được quan tâm rất lớn của ngành y tế. Việt Nam là một trong các nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất trên thế giới. Mặc dù, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam tăng nhưng sức khỏe thể chất, tinh thần không tương xứng, số người cao tuổi cần đến sự chăm sóc y tế ngày càng nhiều. Bên cạnh đó, toàn thế giới vừa trải qua dịch bệnh Covid – 19 hoành hành, để lại nhiều di chứng cho người mắc phải, nhất là đối với những người cao tuổi và có bệnh lý về tim mạch.

Thực tế hiện nay, tại Bệnh viện, số lượng bệnh nhân là người lớn tuổi đến khám và điều trị cao nhất cả nước. Trung bình mỗi ngày có khoảng 1.200 bệnh nhân điều trị nội trú, gần 4.000 lượt khám bệnh; trong đó, chiếm đến 70% tỷ lệ là bệnh nhân hơn 60 tuổi và hầu như mỗi ngày đều có ca phẫu thuật, can thiệp đối với những bệnh nhân hơn 90 tuổi. Một người cao tuổi trung bình mắc ba bệnh, trong đó chủ yếu là bệnh mạn tính như: Ðái tháo đường, tăng huyết áp, thoái hóa khớp, sa sút trí tuệ, parkinson, đột quỵ… cần nhiều thời gian điều trị hay thậm chí phải điều trị suốt đời.

Với lịch sử hình thành, phát triển và thế mạnh hiện có, vừa qua Đảng ủy – Ban Giám đốc Bệnh viện đã xác định quyết tâm xây dựng Bệnh viện trở thành Bệnh viện lão khoa toàn điện hạng đặc biệt. Đây là một hướng đi đúng đắn nhưng để thực hiện được cần sự chung sức đồng lòng và quyết tâm cao của tập thể cán bộ, viên chức, người lao động Bệnh viện. Trong đó, tập trung vào năm giải pháp sau:

Một là, tập trung nâng cao trình độ chuyên môn. Trước hết, bằng thái độ ân cần, chu đáo đối với bệnh nhân; tránh sự thờ ơ, vô cảm, thiếu sâu sát dẫn đến các sai sót ảnh hưởng đến hiệu quả chẩn đoàn, điều trị và sự hài lòng của bệnh nhân. Đó là tuân thủ nghiêm túc các quy trình chuyên môn, tuân thủ nguyên tắc kiểm soát nhiễm khuẩn. Và đặc biệt là phải tích cực đào tạo, cập nhật, làm chủ và phát triển các kỹ thuật mới, các chuyên khoa sâu. Trong năm 2023 làm chủ hoàn toàn kỹ thuật ghép thận, đến năm 2025 phải làm chủ được kỹ thuật ghép gan.

Hai là, phát triển nguồn nhân lực. Bệnh viện đặt ra yêu cầu tiêu chuẩn cán bộ cao hơn để thúc đẩy công tác đào tạo nguồn nhân lực có trình độ TS, CKII. Đồng thời kết hợp giữa đào tạo với công tác phối hợp Viện – Trường để có đủ nguồn nhân lực chất lượng cao.

Ba là, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học. Trong những năm qua, Bệnh viện đã có sự tiến bộ đáng ghi nhận, số lượng bài báo đăng ở các tạp chí nước ngoài đã tăng lên đáng kể, Bệnh viện đã có đề tài cấp nhà nước, nhiều đề tài cấp bộ, và hơn 150 đề tài cấp cơ sở mỗi năm. Tuy nhiên, cần tiếp tục đẩy mạnh hơn công tác nghiên cứu khoa học, trong đó bắt tay vào xây dựng tạp chí khoa học riêng để nâng tầm công tác nghiên cứu khoa học của Bệnh viện.

Thứ tư, đưa công tác đào tạo phát triển lên tầm cao mới. Trong đó, có việc thành lập Viện khoa học sức khỏe để làm công tác đào tạo, nghiên cứu chuyên sâu. Khuyến khích và động viên các bác sĩ, các chuyên khoa viết sách phục vụ cho công tác giảng dạy và sách chuyên khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu.

Thứ năm, hiện đại hóa về hạ tầng cơ sở, trang thiết bị y tế. Đây là vấn đề gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, tập thể lãnh đạo cần thể hiện sự đoàn kết, quyết tâm cao đưa ra các quyết sách kịp thời, tháo gỡ khó khăn để triển khai thực hiện.

Bệnh viện Thống Nhất

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

    Nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

    Theo kế hoạch, Quốc hội tổ chức lấy ý kiến Nhân dân, các ngành, các cấp về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Thời gian lấy ý kiến bắt đầu từ ...
    Bà Masako Sakata trao tiền hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam

    Bà Masako Sakata trao tiền hỗ trợ nạn nhân chất độc da cam

    Sáng 5/5, bà Masako Sakata, người Nhật Bản đã đến thăm, làm việc với Hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam và trao tặng số tiền 300.000 yên Nhật (khoảng 54.000.000 VNĐ) cho NNCĐDC. Tiếp và làm việc với bà Masako có: Trung tướng Nguyễn Hữu Chính, Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam, các đồng chí Phó Chủ tịch, cùng lãnh đạo văn phòng, các ban, đơn vị trực thuộc Trung ương Hội.