• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Cựu chiến binh, thương binh tỷ lệ thương tật 81% vẫn làm kinh tế giỏi

Cựu chiến binh, nạn nhân chất độc da cam Lê Đình Việt, ở xã Phúc Trìu, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Ông là thương binh thương tật 81%, hưởng chế độ chất độc da cam. Vừa qua ông được báo cáo điển hình về làm kinh tế giỏi tại hội nghị cấp tỉnh.
\
Ông Lê Đình Việt đọc báo cáo kinh nghiệm làm kinh tế giỏi tại Hội nghị tôn vinh NNCĐDC làm kinh tế giỏi của tỉnh Thái Nguyên

Ông sinh năm 1950, theo tiếng gọi của Đảng, năm 1969 ông lên đường nhập ngũ và được biên chế vào Đại đội 1,Tiểu đoàn 932, Đoàn 766. Trong chiến dịch Lam Sơn năm 1971, ông bị thương nặng. Đến năm 1976 ông phục viên về gia đình và sống tại xã Phúc Trìu, TP Thái Nguyên.

Những năm đầu mới về phục viên, kinh tế gia đình rất khó khăn và cho mãi đến khi thực hiện chỉ thị 100 khoán sản phẩm nông nghiệp, gia đình ông canh tác trên những thửa ruộng ở quê nhà mới chỉ đủ ăn. Việc làm giầu rất khó. Những năm ấy ông làm Chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp (năm 1983), làm Phó chủ tịch UBND xã (năm 1994); Làm thường trực Đảng ủy từ năm 1996 đến năm 2000. Thời kỳ này sức khỏe của ông ổn định. Gia đình ông có 0,6 ha đất canh tác, ông mua thêm 0,4 ha nữa tổng cộng gia đình có 1 ha đất. Trước đây gia đình ông chủ yếu sản xuất chè, cấy lúa cũng chỉ đủ ăn và tích lũy được rất ít. Năm 2015, ông quyết định chuyển đổi phương hướng sản xuất trên diện tích hiện có. Ông bàn bạc với con cháu trong gia đình, không cấy lúa nữa mà chuyển sang làm ao thả cá. Được mọi người đồng ý. Ông đã dành 3700 m2 làm ao thả cá, 4000 m2 trồng cây ăn quả và chăn nuôi gà. Tuy nhiên bước đầu gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Không thể lấy ngắn nuôi dài được. Ông đi học hỏi kinh nghiệm của những người đã làm trước. Dần dần mô hình VAC của ông đã thành công. Ao ông thả hàng ngàn con cá rô phi, trắm chép giống, nuôi hàng trăm con gà, trồng cây ăn quả, mỗi năm trừ chi phí ông cũng thu lãi được từ 50 đến 60 triệu đồng. Cho đến năm 2021 gia đình ông đã có thu nhập trên 180 triệu đồng/năm. Năm 2022 mô hình VAC nhà ông tiếp tục cho thu hoạch và đạt hiệu quả rất cao. Gia đình không những đủ ăn mà còn có tích lũy. Về kế hoạch tới ông cho biết: sẽ thả thêm 5000 con cá rô đầu vuông, nếu chăm sóc tốt cuối năm sẽ có thu hoạch từ 1 tấn đến 1,5 tấn cá.

Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, gia đình ông đã đi đầu trong phong trào hiến đất làm đường và ông đã vận động được nhiều hộ làm theo. Gia đình ông 5 năm lên tục được xã công nhận va suy tôn gia đình văn hóa tiêu biểu. Gia đình ông thật sự là tấm gương tiêu biểu trong làm kinh tế giỏi ở địa phương.

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Chung một niềm tin bảo vệ Đảng

    Chung một niềm tin bảo vệ Đảng

    Tối 24-4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền ...
    Nơi nghĩa tình sâu nặng vì nạn nhân chất độc da cam

    Nơi nghĩa tình sâu nặng vì nạn nhân chất độc da cam

    Tôi tên là: Trần Văn Toàn, 72 tuổi; quê quán: xã Nam Tiến, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Tôi được đến Trung tâm Bảo trợ xã hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam, địa chỉ tại xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội để xông hơi giải độc từ ngày 29/3 đến ngày 18/4/2024. Trước khi rời Trung tâm về địa phương, tôi xin có đôi ...