• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN QUY TRÌNH XÔNG HƠI GIẢI ĐỘC HUBBARD TẠI HAI TRUNG TÂM TẨY ĐỘC VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN LIÊN QUAN

Phương pháp xông hơi giải độc (XHGĐ) Hubbard là một phương pháp điều trị tiềm năng cho các bệnh nhân của chất dioxin. Do vậy, việc đảm bảo tuân thủ quy trình XHGĐ Hubbard trong t ừ ng bước của quá trình là một trong trong những biện pháp quan trọng trong việc nâng cao tính hiệu quả của phương pháp điều trị này.


TÓM TẮT

Nghiên cứu của chúng tôi là một nghiên cứu cắt ngang, kết hợp các phương pháp phân tích định lượng và định tính. Nghiên cứu này được thực hiện trên đối tượng bao gồm 30 bệnh nhân dioxin, 21 cán bộ y tế (CBYT), và 299 bệnh án ở hai trung tâm giải độc tại hai thành phố Hà Nội và Đà Nẵng vào năm 2019. Các kết quả cho thấy rằng chỉ có một số ít các bệnh nhân được xét nghiêm lâm sàng trước khi đăng ký điều trị theo phương pháp XHGĐ Hubbard và sau khi hoàn thành điều trị, với tỷ lệ lần lượt là 35% và 0%. Ngoài ra, 15% số bệnh nhân không tham gia xông hơi đủ thời gian trong một ngày (2 đến 4.5 giờ) trong bước thứ 2 của quy tình điều trị. Cùng với đó, có khoảng 20% bệnh nhân không được CBYT đánh giá hiệu quả điều trị và tư vấn sức khỏe sau mỗi ngày điều trị. Có khoảng 20% bệnh nhân không tham gia hết 6 bước trong quy trình điều trị của phương pháp XHGĐ Hubbard. Về phần các trung tâm giải độc (TTGĐ), mặc dù được trang bị đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, các TTGĐ lại phải đối mặt với nhiều khó khăn khác. Cụ thể hơn, những rào cản lớn nhất trong việc triển khai quy tình XHGĐ Hubbard tại hai cơ sở ở Hà Nội và Đà Nẵng bao gồm các thiếu thốn về nhân sự, sử dụng trang thiết bị lãng phí, và sự khó khăn trong quản lý và theo dõi tình hình sức khỏe của bệnh nhân do thiếu hệ thống quản lý bệnh án điện tử. Về phần bệnh nhân, các trở ngại với họ bao gồm việc thiếu hiểu biết và nhận thức về phương pháp điều trị và quy trình điều trị, nhiệt độ của quá trình xông hơi quá cao (63%), thời gian xông hơi quá lâu (47%), phải bổ sung và uống quá nhiều các loại thuốc và vitamin/khoáng (37%), và chi phí điều trị đắt đỏ (35%). Để đảm bảo tuân thủ điều trị và tiến hành điều trị ở tất cả các bước trong quy tình XHGĐ Hubbard nhằm đem lại những thay đổi tích cực cho các bệnh nhân dioxin, nhóm nghiên cứu đề xuất: 1) thu hút và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt những người có chuyên môn về vật lý trị liệu, 2) xây dựng kế hoạch sử dụng trang thiết bị hiệu quả, 3) tối ưu hóa quy tình XHGĐ, 4) sử dụng hệ thống quản lý bệnh án điện tử nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và theo dõi bệnh nhân, và 5) tăng tỷ lệ bệnh nhân được xét nghiệm lâm sàng trước và sau khi tham gia điều trị tại các cơ sở y tế.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Theo số liệu thông kê UNDP, Việt Nam có khoảng 4,8 triệu người phơi nhiễm với dioxin [1]. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng chất độc dioxin khi xâm nhập cơ thể có khả năng gây tổn thương đa dạng và phức tạp, làm phát sinh nhiều bệnh lý [10], [11]. Phương pháp điều trị tẩy độc dioxin chủ yếu vẫn là giải quyết triệu chứng bằng nhiều biện pháp tổng hợp như nâng cao thể trạng bằng chế độ ăn giàu đạm, giàu vitamin, kích thích miễn dịch, uống thuốc thải độc bảo vệ tế bào gan hay uống thuốc chống oxy hóa kết hợp với xông hơi. Phương pháp xông hơi giải độc không đặc hiệu Hubbard (thanh lọc độc tố) đang được ứng dụng điều trị các nhiễm độc mạn tính và mang lại hiệu quả khá tốt tại một số quốc gia trên thế giới [2], [14], [15]. Phương pháp này có tác dụng đào thải các chất độc tồn đọng lâu trong các mô, đặc biệt là mô mỡ vào hệ tuần hoàn ra ngoài thông qua hệ bài tiết (qua mồ hôi là chủ yếu, nước tiểu, phân). Đã có những bằng chứng khoa học chứng minh có thể làm giảm nồng độ các chất độc tồn lưu ở tổ chức mỡ trong cơ thể khi áp dụng phương pháp xông hơi thải độc Hubbard [2], [14], [16]. Tại Việt Nam, phương pháp xông hơi thải độc Hubbard đã được các bác sỹ chuyên ngành triển khai ứng dụng điều trị vào đầu những năm 2010, kết quả bước đầu đã được nhiều người điều trị đánh giá cao đối với người bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin [3]. Tuy nhiên, mới chỉ có những báo cáo tổng hợp kết quả riêng lẻ những đợt xông hơi giải độc tại các Trung tâm tẩy độc mà chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá tổng thể về thực hiện quy trình và những yếu tố thuận lợi hay rào cản liên quan. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu này được tiến hành với mục đích i) Đánh giá thực trạng thực hiện quy trình xông hơi giải độc Hubbard tại các trung tâm tẩy độc và 2) Phân tích một số yếu tố thuận lợi và khó khăn liên quan đến thực hiện quy trình. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để cho các nhà hoạch định chính sách đưa ra các hướng dẫn áp dụng và nhân rộng quy trình xông hơi giải độc Hubbard tại các trung tâm tẩy tộc trên toàn quốc.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của nghiên cứu định lượng là Hồ sơ quản lý bệnh nhân thực hiện QTXHGĐ theo phương pháp Hubbard và cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị (TTB), vật tư, nhân lực thực hiện QTXHGĐ

Đối tượng của nghiên cứu định tính bao gồm các nhà quản lý: Ban giám đốc, bác sỹ trưởng tại 02 trung tâm tẩy độc (TTTĐ) dioxin. Người cung cấp dịch vụ: các bác sỹ và điều dưỡng khám chữa bệnh trực tiếp cho nạn nhân da cam/dioxin. Bệnh nhân điều trị theo QTXHGĐ Hubbard tại 2 TTTĐ Hà Nội và Đà Nẵng

2.2. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang, kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính. Nghiên cứu định tính thực hiện đồng thời với nghiên cứu định lượng, nhằm bổ sung thêm các thông tin để phân tích các thuận lợi và khó khăn liên quan đến thực hiện QTXHGĐ Hubbard tại các TTTĐ.

2.3. Cỡ mẫu

Cấu phần nghiên cứu định lượng áp dụng phương pháp chọn mẫu toàn bộ. Theo số liệu thống kê của các TTTĐ, trung bình có khoảng 30 bệnh nhân/đợt điều trị và một đợt điều trị kéo dài khoảng 21 ngày. Như vậy trong vòng 6 tháng đầu năm 2019 có khoảng 300 bộ hồ sơ từ các bệnh nhân đã được kiểm kê thông qua các bảng kiểm thiết kế sẵn. Trong đó một hồ sơ không đạt đã bị loại ra khỏi phân tích định lượng. Các báo cáo về nhân lực, CSVC, TTB, vật tư và các văn bản phục vụ thực hiện QTXHGĐ tại 02 TTTĐ là Hà Nội và Đà Nẵng cũng được kiểm kê thông qua bảng kiểm. Cấu phần nghiên cứu định tính thực hiện chọn mẫu có chủ đích nhưng đảm bảo tính đa dạng về tuổi, giới, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, vị trí công tác, số năm công tác y tế liên quan đến xông hơi giải độc không đặc hiệu. Cỡ mẫu nghiên cứu định tính bao gồm: 14 cán bộ y tế (CBYT) và 30 bệnh nhân. Đối với đối tượng là CBYT sẽ có 02 lãnh đạo của trung tâm tẩy độc sẽ được mời tham gia vào các cuộc phỏng vấn sâu (PVS), 12 CBYT và điều dưỡng viên sẽ được mời tham gia vào 02 cuộc thảo luận nhóm (TLN). Về đối tượng bệnh nhân có 30 người đã tham gia vào các cuộc PVS.

2.4. Phương pháp thu thập số liệu

2.4.1. Thu thập số liệu định lượng

Nghiên cứu viên (NCV) là người chịu trách nhiệm chính trong kiểm tra các hồ sơ bệnh án và ghi vào bảng kiểm được thiết kế sẵn. Đầu tiên, NCV đã liên lạc với các lãnh đạo TTTĐ để nhận được sự đồng ý về cung cấp và lịch trình thu thập số liệu, báo cáo liên quan. Sau khi tiếp cận các hồ sơ và báo cáo cũng như xem xét cơ sở vật chat và TTB, NCV tiến hành kiểm kê sổ sách, báo cáo liên quan đến các bệnh nhân tham gia đợt điều trị theo QTXHGĐ bằng phương pháp Hubbard cho nạn nhân da cam/dioxin trong vòng 6 tháng đầu năm 2019 (từ 1/2019 đến 06/2019) và điền vào bảng kiểm đã được thiết kế sẵn

2.3.2. Thu thập số liệu định tính

Phỏng vấn sâu đại diện lãnh đạo Trung tâm: Nghiên cứu viên chính liên hệ và thống nhất địa điểm, thời gian PVS đại diện lãnh đạo TT. Mỗi cuộc PVS kéo dài khoảng 45 đến 60 phút. Nội dung PVS được ghi âm sau khi có sự đồng ý của đối tượng NC. Mỗi cuộc PVS được thực hiện bởi nghiên cứu viên chính (NCV) và một người hỗ trợ làm nhiệm vụ ghi chép nội dung PVS và ghi âm. Bảng Hướng dẫn nội dung PVS đại diện lãnh đạo TT được sử dụng để hướng dẫn phỏng vấn TLN: NCV liên hệ với nhóm CBYT trực tiếp thực hiện QTXHGĐ tại các TTTĐ để lên lịch các cuộc TLN. Mỗi cuộc TLN sẽ diễn ra trong vòng 120 phút. NCV dưới sự hỗ trợ của người ghi chép sẽ điều hành các cuộc TLN thông qua hướng dẫn TLN CBYT PVS nhóm bệnh nhân: NCV chọn chủ đích 30 bệnh nhân bệnh nhân đang điều trị (tại thời điểm nghiên cứu) từ mỗi TTTĐ. Mỗi cuộc phỏng vấn sẽ được thực hiện trong vòng 60 phút thông qua hướng dẫn PVS bệnh nhân.

2.4. Xử lý số liệu

Số liệu định lượng được nhập trên Epidata 3.1 và phân tích bằng phần mềm Stata 14.2.

3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Bảng 1. Thông tin chung của bệnh nhân tham gia vào các đợt điều trị bằng phương pháp xông hơi giải độc Hubbard.

Tuổi trung bình 68±5 57±13 63±8 Nghiên cứu được tiến hành trên các bệnh nhân bị di chứng của chất độc da cam/dioxin có độ tuổi trung bình khá cao (63), dao động từ 50 đến 80 tuổi. Kết quả này tương đương với độ tuổi được tìm thấy trong các nghiên cứu tại Phần Lan, Thái Bình hay Hà Tĩnh [4], [9], [15], [16]. Về giới tính, 80% bệnh nhân tham gia điều trị tại 02 TTTĐ trong 6 tháng đầu năm là nam giới. Tỷ lệ tương đồng cũng được tìm thấy trong hai nghiên cứu tại bệnh viện Quân y 103 tương ứng là 70% và 89% [7]. Liên quan đến nghề nghiệp của bệnh nhân trước khi nghỉ hưu 90% họ làm nghề phi nông nghiệp (quân đội, công chức, dịch vụ). Nghiên cứu của Dương Quang Hiến cũng cho kết quả tương tự với 91% bệnh nhân là quân nhân và 9% làm nghề tự do [8].

3.2. Thực trạng thực hiện QTXHGĐ Hubbard tại TTTĐ Hà Nội và Đà Nẵng

Biểu đồ 1. Tỷ lệ bệnh nhân đo các chỉ số cận lâm sàng và lâm sàng trước khi đăng ký điều trị theo QTXHTD Hubbard

Tỷ lệ bệnh nhân làm các xét nghiêm lâm sàng tại các TTTĐ trong bước 1 khám sàng lọc trước khi quyết định cho bệnh nhân tham gia vào QTXHGĐ Hubbard còn rất thấp khoảng 35% và có sự khác biệt rất lớn về tỷ lệ giữa hai TTTĐ tại Đà Nẵng (97%) và Hà Nội (0%). Nguyên nhân do TTTĐ tại Đà Nẵng tuy chưa có phòng xét nghiệm nhưng lại nằm ở vị trí trung tâm thành phố Đà Nẵng, bệnh nhân dễ dàng được làm xét nghiệm tại các cơ sở khác. Trong khi đó TTTĐ tại Hà Nội chưa có kỹ thuật viên vận hành phòng xét nghiệm. Do vậy các trung tâm cần kiện toàn về nguồn nhân lực cũng như trang thiết bị để thực hiện đầy đủ các bước trong QTXHGĐ Hubbard. Tuy nhiên, về đánh giá các chỉ số cận lâm sàng trước trước điều trị cho thấy 100% bệnh nhân đều được đo huyết áp, chiều cao và cân nặng tại bước phân loại sức khỏe. Một kết quả tương tự như vậy cũng được tìm thấy trong nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Thanh, Dương Quang Hiến, Trần Xuân Thu và Phạm Công Nông [4], [6], [7], [8]. Đây là các đánh giá cận lầm sàng tối thiểu mà QTXHGĐ Hubbard yêu cầu tại các nơi cung cấp dịch vụ và thực hiện tương đối dễ dàng.

Bảng 2. Thực hiện vận động, xông hơi, bổ sung chất dinh dưỡng, và nhận tư vấn, đánh giá sức khỏe từ bác sỹ hàng ngày của bệnh nhân tham gia nghiên cứu theo QTXHTĐ Hubbard

Kết quả thực hiện QTXHGĐ từ bước 2 đến 4 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân thực hiện hàng ngày các nội dung vận động tối thiểu 15-30 phút/ngày (bước 2); tham gia buổi xông hơi với thời lượng từ 2-4,5 giờ (bước 3); bổ sung Vitamin và khoáng chất và tuân thủ chế độ dinh dưỡng hàng ngày theo chỉ định của bác sỹ lần lượt (bước 4) là 92%; 85%; 100% và 92%. Kết quả này tương tự với nghiên cứu tại Thái Bình nhưng lại có sự khác biệt với các phát hiện trong các nghiên cứu của Học viện Quân y [4], [7]. Bên cạnh đó, bệnh nhân tham gia nghiên cứu này được yều cầu thực hiện xông hơi 4 tiếng/ngày được thực hiện nhiều lần với các lần tắm hạn nhiệt (3 phút/lần) hoặc nghỉ ngơi thư giãn (5-20 phút). Trong khi đó, bệnh nhân trong nghiên cứu tại Học viện Quân y chỉ thực hiện xông hơi với thời lượng tối đa 25 phút không có cần lần nghỉ để tắm hoặc thư giãn [7]. Một nghiên cứu tổng quan về XHGĐ đánh giá các QTXHGĐ khác nhau cho thấy bệnh nhân được yêu cầu tham gia xông hơi với nhiều thời lượng khác nhau, từ 5-30 phút/lần và từ 30-240 phút/ nhiều lần [13]. Một nghiên cứu khác tại Mỹ cho thấy thời lượng bệnh nhân thực hiện xông hơi là 14,2 (±7,5) phút theo quy trình/ lần [12]. Do đó, trong nghiên cứu này vẫn còn 15% bệnh nhân chưa thực hiện đủ giờ xông có thể do nhiệt độ xông của phương pháp Hubbard cao hơn nhiệt độ của phương pháp truyền thống, hơn nữa do thiếu thông tin nên bệnh nhân đã không thực hiện đúng quy trình. Tại bước 5 trong quá trình thực hiện QTXHGĐ, chúng tôi tìm thấy 80% bệnh nhân điều trị xông hơi được bác sỹ đánh giá và tư vấn về sức khỏe và phương pháp điều trị hàng ngày suốt đợt điều trị. Kết quả này không được tìm thấy trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Hoàng Thanh và Dương Quang Hiến [7], [8]. Mặc dù các trong các nghiên cứu đó trong quy trình thực hiện điều trị xông hơi các CBYT có thực hiện tư vấn và đánh giá tình trạng bệnh nhân. Tuy nhiên hoạt động tư vấn không được thực hiện hàng ngày, thời gian tư vấn còn quá ít chưa đáp ứng kỳ vọng của bệnh nhân. Sự khác biệt này là do sự khác nhau với mục đích nghiên cứu. Trong nghiên cứu này chúng tôi đang đo lường các chỉ số liên quan đến tuân thủ QTXHGĐ Hubbard. Trong khi đó các nghiên cứu khác đang quan tâm đến hiệu quả của phương pháp xông hơi tẩy độc thông qua các chỉ số sinh học lâm sàng.

Biểu đồ 2. Đánh giá lâm sàng và cận lâm sàng trong QTXHTĐ của bệnh nhân sau điều trị

Sau điều trị không có bệnh nhân nào được làm các xét nghiệm lâm sàng trong nghiên cứu này. Trong khi đó kết quả tỷ lệ này trong các nghiên cứu tại bệnh viện Quân y 103, TTTĐ Hà Tĩnh và Thái Bình đều đạt 100% [4], [7], [9]. Sự khác biệt này là do các nghiên cứu khác được thiết kế đánh giá hiệu quả can thiệp, phương pháp XHGĐ đặc hiệu hoặc theo dõi hiệu quả điều trị trong một thời gian dài nên các tác giả tập trung vào đánh giá các chỉ số lâm sàng của bệnh nhân trước và sau can thiệp. Đặc biệt là các nghiên cứu tại Bệnh viên Quân y 103 được tiến hành trên cỡ mẫu nhỏ (34 và 35 bệnh nhân) và đo lường các chỉ số lâm sàng như hoạt độ enzym ALT, GGT, nồng độ protein máu [7]. Nghiên cứu ở Thái Bình tiến hành theo dõi 820 bệnh nhân điều trị bằng phương pháp XHGĐ theo đợt trong thời gian 2 năm, mỗi đợt gồm 28-32 bệnh nhân [4]. Tuy nhiên đây là một nghiên cứu được tài trợ, kinh phí lớn nhằm đánh giá hiệu quả điều trị của phương pháp thanh lọc độc tố Hubbard trước khi nhân rộng. Do đó yêu cầu bắt buộc trong bước phân loại bệnh nhân là làm các xét nghiệm lâm sàng trước khi tham gia điều trị. Trong khi đó nghiên cứu này là một nghiên cứu cắt ngang, tập trung kiểm kê bệnh án của bệnh nhân để đánh giá thực hiện QTXHGĐ Hubbard. Bên cạnh đó, tại TTTĐ Hà Nội quá trình phân loại bệnh nhân được đánh giá dựa vào kết quả khám sức khỏe bệnh nhân vào thời điểm gần nhất. Do vậy hầu hết các bệnh nhân tham gia các đợt XHGĐ trong 06 tháng đầu năm tại đây đều không được làm các xét nghiệm lâm sàng trước khi đăng ký tham gia 21 ngày điều trị.

Biểu đồ 3. Theo dõi bổ sung Vitamin và khoáng chất, chế độ ăn dinh dưỡng hàng ngày của bệnh nhân sau điều trị 01 tháng

Kết quả theo dõi sau điều trị cho thấy, đa số (91%) bệnh nhân đã tham gia đủ 21 ngày/ đợt điều trị theo đúng QTXHGĐ Hubbard tại 02 TTTĐ. Trong đó, tỷ lệ này tại Hà Nội (n=191) Đà Nẵng (n=108) Chung (n=299) Hà Nội (96%) cao hơn Đà Nẵng (83%). Điều này có thể do thời gian thực hiện quy trình dài nên đã có một số bệnh nhân không đủ điều kiện tham gia điều trị. Do vậy cần tối ưu hóa thời gian thực hiện QTXHGĐ Hubbard tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân có thể tham gia đầy đủ, bên cạnh đó cần giải thích cho bệnh nhân hiểu về thời gian điều trị của quy trình. Tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ uống thuốc và thực hiện chế độ ăn giàu dinh dưỡng hàng ngày là tương đương giữa 2 TTTĐ Hà Nội và Đà Nẵng: 93% với 96% và 92% với 92%. Việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng và giảm dần thuốc sau điều trị giúp tăng cường và duy trì tình trạng sức khỏe sau điều trị.

Biểu đồ 4. Hiệu quả của điều trị XHGĐ Hubbard đối với bệnh nhân

Về hiệu quả của đợt điều trị XHGĐ Hubbard với bệnh nhân cho thấy các bệnh về da; bệnh về thần kinh; bệnh cơ xương khớp; bệnh tiêu hóa; bệnh tim mạch cải thiện tốt các triệu chứng với tỷ lệ lần lượt là: 80%; 73,2%; 70,2%; 74,4%và 65,5%. Nhóm bệnh thuộc hệ thận tiết niệu và các cơ quan khác có kết quả cải thiện triệu chứng thấp nhất (45,9%). Kết quả này tương tự như kết quả của tác giả Nguyễn Xuân Hệ, nhóm bệnh thuộc hệ tim mạch 92% tốt, thần kinh tâm thần là 76% [9]. Theo báo cáo của VAVA tỉnh Thái Bình thì nhóm bệnh có tỷ lệ khỏi hoặc giảm triệu chứng tốt nhất là: tê bì chân tay, đau nhức xương khớp, đau đầu mất ngủ, tăng huyết áp [4]. Tỷ lệ bệnh nhân có kết điều trị không thay đổi hoặc cảm thấy mệt mỏi hơn sau khi điều trị là 13,7% (15,7% ở Hà Nội và 12% ở Đà Nẵng). Điều này có thể là do bệnh nhân không tuân thủ chế độ dùng thuốc, dinh dưỡng phù hợp nên bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi khi tham gia xông hơi. Vì vậy cần kiểm soát chặt chẽ chế độ dùng vitamin, chất khoáng đồng thời xây dự ng chế độ vận động và chế độ ăn cụ thể cho phù hợp với từng bệnh nhân.

3.3. Một số rào cảo trong quá trình thực hiện QTXHGĐ Hubbard

3.3.1. Về yếu tố nhân lực

Kết quả PVS lãnh đạo và TLN các CBYT của hai trung tâm cho thấy, số lượng nguồn nhân lực tham gia vào vận hành QTXHGĐ Hubbard tại các trung tâm còn “rất mỏng”, tổng hai trung tâm có 16 CBYT, chưa đáp ứng được nhu cầu. Nhiều CBYT phải đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ cùng một lúc trong QTXHGĐ Hubbard. Điều này có thể do chế độ đãi ngộ và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao chưa phù hợp, trong khi đó tại các cơ sở y tế tư nhân hiện nay mức độ đãi ngộ cho các nhân viên Y tế cao hơn so với các trung tâm. Do vậy để đảm bảo đủ số lượng CBYT có chất lượng cao, các TT cần có kế hoạch tuyển dụng thêm và đảm bảo chế độ đãi ngộ cho CBYT. Về chất lượng nguồn nhân lực của các TTTĐ còn chưa được đảm bảo có thể là do các TT mới hoạt động, một số CBYT thiếu kinh nghiệm trong nghề nghiệp, bên cạnh đó chưa có chế độ đãi ngộ thích hợp để thu hút cũng như bồi dưỡng các CBYT có trình độ chuyên môn cao, dẫn tới tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên trong điều kiện khó khăn về nguồn lực cũng như cơ sở vật chất, các CBYT tại các trung tâm rất nhiệt tình, tận tâm trong nghề nghiệp, sáng tạo trong quá trình làm việc. Nhằm cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, các TTTĐ cần tổ chức các buổi sinh hoạt trao đổi chuyên môn giữa các CBYT trong và ngoài trung tâm, mời những chuyên gia đầu ngành làm cố vấn cho trung tâm, đồng thời tăng cường chế độ đãi ngộ để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao và bồi dưỡng chuyên môn cho các CBYT hiện có, khuyến khích các CBYT tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn.

3.3.2. Về CSVC, TTB và vật tư y tế

Cơ sở vật chất và các trang thiết bị vật tư ban đầu đều được tài trợ bở các nguồn quỹ đảm bảo cho hoạt động ban đầu và cơ bản của các trung tâm, tuy nhiên với mỗi trung tâm cần phải xây dựng kế hoạch sửa chữa bảo dưỡng phù hợp với điều kiện sở tại, đồng thời cần xây dựng kế hoạch và chiến lược mở rộng trung tâm nhằm đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân.

3.3.3. Yếu tố tài chính

Các TTTĐ hoạt động dựa trên 02 nguồn chủ yếu là từ trung tâm bảo trợ xã hội trực thuộc sở lao động thương binh của các tỉnh thành phố và nguồn xã hội hóa, do các nguồn tài trợ của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đóng góp làm từ thiện. Tuy nhiên, nguồn cung cấp này thường được sử dụng để hỗ trợ cho các đối tượng tham gia tẩy độc về chi phí đi lại, ăn sáng... với hai nguồn kinh phí hạn hẹp như vậy sẽ là khó khăn cho việc sửa chữa bảo dưỡng, mua mới các trang thiết bị cũng như thu hút bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao. Do vậy đại diện lãnh đạo các trung tâm có kiến nghị cần xây dựng kế hoạch điều trị dịch vụ cho các đối tượng không phải là nạn nhân chất độc da cam/dioxin (nhiễm độc hóa học, bệnh lý nghề nghiệp, nhiễm độc kim loại nặng, nghiện heroin…) nhằm gia tăng nguồn kinh phí cho mỗi trung tâm.

3.3.4. Về ứng dụng công nghệ thông tin.

Các trung tâm chưa trang bị được các thiết bị phần mềm bệnh án điện tử, nên còn nhiều khó khăn trong quá trình quản lý và theo dõi bệnh nhân. Bên cạnh đó cũng chưa có đủ nguồn nhân lực để vận hành máy móc, do vậy trong tương lai cần kiện toàn bộ máy nhân lực và các trang thiết bị điện tử một cách song song.

3.3.5. Vấn đề quản trị điều hành và hệ thống văn bản.

Các TTTĐ đều trực thuộc Hội nạn nhân chất độc da cam của tỉnh/ thành phố và đi vào hoạt động dựa trên sự tư vấn của Sở Y tế, đồng ý chủ trương của UBND Thành phố. TTTĐ có nhiệm vụ thực hiện xông hơi, giải độc, phục hồi chức năng và cải thiện sức khỏe cho nạn nhân chất độc dam cam/dioxin và các bệnh nhân nhiễm độc khác. Với sơ đồ cấu trúc như vậy các TTTĐ dễ dàng nắm bắt được chủ trương, đường lối và các chính sách hoạt động của hội cũng như có được các thông tin cần thiết của đối tượng tham gia tẩy độc. Cơ cấu tổ chức chặt chẽ, các đơn vị hoạt động một khâu trong quy trình dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc tạo tính chuyên nghiệp cao và dễ dàng trong thực hiện các bước trong quy trình xông hơi tẩy độc. Hiệu quả điều hành quản trị chưa đạt mức cao nhất, nguyên nhân của tình trạng này do nguồn nhân lực tại các trung tâm chưa được kiện toàn. Giải pháp khắc phục là các TT kết hợp Trung ương Hội xây dựng kế hoạch tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao. Mặc dù các TTTĐ đều có tài liệu hướng dẫn thực hiện QTXHGĐ theo phương pháp Hubbard, tuy nhiên là tài liệu dịch từ nước ngoài nên có một số nội dung chưa phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, văn hóa và đặc điểm người bệnh tại cơ sở. Do vậy các trung tâm qua thực hành lâm sàng cần báo cáo, xây dựng hệ thống tài liệu để hoàn thiện các hướng dẫn cho phù hợp với điều kiện cơ sở tại Việt Nam.

3.3.6. Các yếu tố về phía người bệnh

Kết quả PVS bệnh nhân cho thấy, các bệnh nhân được tiếp cận chủ yếu từ nguồn CBYT tại các trung tâm, và mức độ hiểu biết về phương pháp XHGĐ Hubbard còn hạn chế, điều này có thể do hiện tại các trung tâm chưa có chiến lược quảng bá, tuyên truyền rộng rãi tới cộng đồng do vậy nhiều bệnh nhân khó tiếp cận với phương pháp XHGĐ Hubbard. Về vấn đề này các trung tâm kết hợp với Trung ương Hội nạn nhân da cam/dioxin cần có các chương trình giới thiệu, quảng bá và cung cấp thông tin về phương pháp XHGĐ Hubbard bằng các phương tiện truyền thông (báo, đài, internet…), tổ chức hội thảo, hội nghị cho các đối tượng là nạn nhân da cam/dioxin và cộng đồng. Đa số bệnh nhân được phỏng vấn nhận định rằng phương pháp XHGĐ Hubbard có hiệu quả và phù hợp với nạn nhân chất độc da cam/dioxin. Phương pháp XHGĐ Hubbard được phát triển dựa trên nguyên lý thải độc qua đường mồ hôi, tiêu hóa, tiết niệu bằng việc kết hợp bổ sung các loại vitamin, chất khoáng từ đó cải thiện tình trạng sức khỏe. Trong khi đó đối tượng nạn nhân nhiễm độc dioxin thường mắc các bệnh lý mạn tính, mắc nhiều bệnh lý kết hợp làm ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe, vì vậy phương pháp này rất phù hợp với đối tượng. Trong quá trình thực hiện XHGĐ Hubbard tại các TTTĐ, người bệnh có gặp một số thuận lợi về thái độ của các CBYT nhiệt tình, chu đáo, sáng tạo và họ rất hài lòng về điều đó. Bên cạnh đó QTXHGĐ Hubbard còn có được niềm tin từ những người nhà của bệnh nhân. Đây là một trong những thuận lợi giúp người bệnh và CBYT có thể chia sẻ những khó khăn trong quá trình điều trị. Ngoài ra một số bệnh nhân nhận định QTXHGĐ Hubbard khá đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số khó khăn khiến bệnh nhân cảm thấy khó khăn trong quá trình thực hiện QTXHGĐ Hubbard như nhiệt độ xông cao, lượng thuốc uống nhiều, vận động nhiều. Điều này có thể do đối tượng bệnh nhân tuổi cao, mắc nhiều bệnh lý mạn tính kết hợp do vậy khâu phân loại sức khỏe ban đầu và xây dựng chế độ điều trị bằng QTXHGĐ Hubbard cho từng đối tượng là hết sức quan trọng. Ngoài ra một số bệnh nhân cảm thấy thời gian xông hơi (21 ngày) là tương đối dài với họ, do ngoài điều trị bằng xông hơi bệnh nhân còn thăm khám định kỳ các bệnh lý mạn tính khác (tăng huyết áp, đái tháo đường, COPD…), đồng thời bệnh nhân thấy tình trạng sức khỏe thay đổi tương đối tốt sau khoảng 10-14 ngày. Vì vậy nhiều bệnh nhân kiến nghị tối ưu hóa thời gian điều trị, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân có thể điều trị một cách liên tục.

4. KẾT LUẬN

Về thực trạng thực hiện QTXHGĐ Hubbard, mặc dù các TTTĐ và đa số bệnh nhân đã tuân thủ các bước theo hướng dẫn. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân được làm các xét nghiệm lâm sàng trước và sau khi điều trị khá thấp tương ứng 35%, 0%. Tỷ lệ bệnh nhân chưa thực hiện đầy đủ các buổi XHGĐ với thời lượng từ 2-4,5 giờ/ngày là 15% và gần 20% số họ chưa được bác sỹ đánh giá bằng phiếu hỏi sau mỗi ngày điều trị. Bên cạnh đó gần 20% bệnh nhân chưa tuân thủ đầy đủ 6 bước trong suốt đợt XHGĐ. Về tuân thủ chế độ ăn và uống vitamin sau khi kết thúc điều trị tại các TTTĐ 1 tháng, tỷ lệ bệnh nhân tuân thủ uống bổ sung Vitamin và khoáng chất là 94% và 92% số họ tuân thủ chế độ ăn hàng ngày với nhiều rau, trái cây và chất đạm.

Các rào cản khi thực hiện QTXHGĐ từ các TTTĐ bao gồm phân bổ nhân sự phân bố chưa đều, chính sách chi trả lương không hấp dẫn, phòng xông hơi thiết kế không phù hợp và đang xuống cấp, tình trạng lãng phí trang thiết bị khi sử dụng hoặc thiếu các TTB phục vụ tập thể thao trong nhà hay mất nhiều thời gian để luân chuyển thuốc từ trung ương đến địa phương. Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ thông tin, bệnh án điện tử tại các trung tâm chưa được tiến hành và có nhiều bất cập do thiếu nhân lực vận hành và quản lý hệ thống. Hiện tại, vẫn chưa có một văn bản cụ thể hướng dẫn do Bộ Y tế (BYT) hay Sở Y tế (SYT) ban hành để các TTTĐ thực hiện QTXHGĐ Hubbard.

Đối với bệnh nhân họ cũng gặp một số rào cản trong quá trình thực hiện QTXHGĐ Hubbard như chưa được tìm hiểu về phương pháp hay sự tuân thủ nghiêm ngặt của quy trình trước khi tham gia điều trị. Bên cạnh đó, họ cũng gặp phải một số khó khăn khác như cho rằng nhiệt độ xông cao (63%), thời gian của một đợt xông dài (47%), lượng thuốc uống trong khi điều trị nhiều (37%) và chi phí đợt điều trị quá cao (35%).

5. KIẾN NGHỊ

Lợi ích của phương pháp XHGĐ Hubbard trong việc cải thiện các triệu chứng lâm sàng đối với các bệnh nhân da cam/ dioxin đã được tìm thấy trong các nghiên cứu trên thế giới và tại Việt Nam. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả phương pháp thì việc tuân thủ thực hiện QTXHGĐ của cán bộ y tế và bệnh nhân tại các TTTĐ đóng một vai trò rất quan trọng. Do đó đối với các TTTĐ cần i) tăng cường và phân bổ lại nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao về vật lý trị liệu, ii) lập kế hoạch sử dụng hiệu quả TTB được cung cấp cũng như bổ sung các dụng cụ tập thể dục, thể thao trong nhà cho bệnh nhân điều trị theo quy trình, iii) tối ưu hoá quy trình xông hơi giải độc, chia nhỏ thời gian xông hơi, tăng thời gian giữa các lần nghỉ thông qua các văn bản hướng dẫn cụ thể được sự cho phép của BYT và SYT, iv) xây dựng phần mềm lưu trữ hồ sơ bệnh án bằng điện tử nhằm quản lý và kiểm soát tình trạng sức khỏe của bệnh nhân thuận tiện hơn và thực hiện đánh giá các chỉ số lâm sàng của bệnh nhân trước và sau khi điều trị thông qua các cơ sở y tế. Đối với bệnh nhân, cần truyền thông cho họ biết về nội dung, lợi ích và sự tuân thủ QTXHGĐ Hubbard trước khi đăng ký tham gia điều trị.

Hoàng Đức Hậu1 và Trần Ngọc Tâm2

1) Viện Y sinh nhiệt đới, Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga

2) Hội Nạn nhân chất độc da cam/ dioxin Việt Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường UNDP (2015), 50 câu hỏi và đáp về chất da cam/ dioxin.
  2. Mai Năm, Võ Đình Khuynh (2014), Kết quả thực hiện bộ tiêu chí Quốc gia về Y tế xã năm 2013 (giai đoạn 2011 - 2020).
  3. Nguyễn Văn Tường (2010), Đánh giá sự thay đổi một số thông số huyết học và hóa sinh ở các đối tượng tập luyện theo quy trình Hubbard cải tiến, Đại học Y Hà Nội.
  4. Võ Hà (2008), Chữa bệnh không dùng thuốc, Nhà xuất bản Phương Đông.
  5. Ban Khoa học Trung ương Hội và Hội Nạn nhân chất độc da cam - dioxin tỉnh Thái Bình (2016), Khảo sát, đánh giá hiệu quả, chi phí điều trị tăng cường sức khỏe người bị nhiễm chất độc da cam bằng phương pháp xông hơi giải độc Hubbard, Hà Nội,
  6. Nguyễn Hoàng Thanh và các cộng sự (2015), "Đánh giá hiệu quả giải độc không đặc hiệu ở những người phơi nhiễm chất da cam/dioxin tại Bệnh viện quân y 103", Tạp chí Y – dược học quân sự 1, 98-103.
  7. Dương Quang Hiến (2017), Nghiên cứu tính an toàn và hiệu quả giải độc của pháp “GĐ-103” trên người phơi nhiễm chất da cam/dioxin.
  8. Nguyễn Xuân Hệ (2015), Giải độc theo phương pháp Lerol Huberd, Hà Tĩnh.
  9. Institute of Medicine (2014), "Veterans and Agent Orange: Update 2012", 2014: Washington DC.
  10. Andrey A Panteleyev David R Bickers (2006), "Dioxin‐induced chloracne– reconstructing the cellular and molecular mechanisms of a classic environmental disease", Experimental dermatology. 15(9), 705-730.
  11. CG Maulfair (2005), Sauna detoxifi cation of metals, pesticides and chemicals: Addressing the background exposures and increasing health problems of an industrial society, New York,
  12. Cochrane Systematic Review (2005), "Inpatient versus other settings for detoxification for opioid dependence".
  13. Joy Hussain and et al (2018), "Clinical Effects of Regular Dry Sauna Bathing: A Systematic Review", PubMed access
  14. Kunutsor SK. (2018), Sauna bathing reduces the risk of stroke in Finnish men and women: A prospective cohort study.
  15. T. Laukkanen (2018), "Sauna bathing is associated with reduced cardiovascular mortality and improves risk prediction in men and women: a prospective cohort study", BMC Med. 16(1), 219.

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác