• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

“Gia đình tôi luôn có Hội đồng hành, chia sẻ”

“Gia đình tôi luôn có Hội đồng hành, chia sẻ”

Đó là tâm sự của bà Đinh Thị Mỳ, thôn Đọ Xá, phường Thanh Châu, TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam. Bà Mỳ sinh năm 1948 trong một gia đình có bố là liệt sỹ chống Pháp. Năm 1975, bà xây dựng gia đình với ông Phạm Văn Phúc, cùng quê. Ông Phúc sinh năm 1940; năm 1963, ông vào bộ đội, tham gia chiến đấu tại chiến trường Quảng Trị - Thừa Thiên. Năm 1975, ông chuyển ngành về công tác tại Ban Tổ chức Huyện ủy huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, đến năm 1990 nghỉ hưu.

Lãnh đạo Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Nam tặng sổ tiết kiệm cho gia đình bà Đinh Thị Mỳ

Trong thời gian chiến đấu ở chiến trường miền Nam, ông Phúc bị nhiễm chất độc da cam, nên mắc nhiều bệnh tật. Ông bà sinh được 4 người con (3 trai, 1 gái): Phạm Minh Đức sinh năm 1976, Phạm Nam Bình sinh năm 1978, Phạm Thị Hương sinh năm 1982, Phạm Quốc Anh sinh năm 1984. Ba đứa con trai đều bị dị tật, dị dạng, thiểu năng trí tuệ, không tự chủ trong sinh hoạt cá nhân, tất cả phải dựa vào sự chăm sóc của cha mẹ. Riêng cháu gái, tuy sức khỏe có yếu, nhưng còn có khả năng học tập được; năm 2003 cháu học xong cao đẳng sư phạm, đi dạy học và đã xây dựng gia đình. Nhưng mới đây cháu bị ung thư tuyến giáp, sức khỏe rất yếu, gặp nhiều khó khăn trong công tác và cuộc sống, tương lai hạnh phúc gia đình.

Suốt hơn 45 năm nay, từ khi sinh ra các con bị dị tật, dị dạng thiểu năng trí tuệ, ốm đau bệnh tật, bà cùng chồng trăn trở, chật vật, gắng gượng chăm sóc, nuôi dưỡng các con trong tình trạng căng thẳng về tinh thần, thiếu thốn về vật chất, nhất là khi hai vợ chồng còn đang công tác. Cơ quan làm việc cách nhà 8 km, các con phải nhờ vào sự giúp đỡ của bà ngoại lúc đó đã ngoài 70 tuổi. Vợ chồng tôi đã làm mọi việc vì các con, đưa các con đi khắp các bệnh viện, gặp các thầy thuốc đông, tây y, mong sao các cháu có tiến triển về sức khỏe, có cuộc sống như những đứa trẻ bình thường khác, nhưng ao ước đó đều tuyệt vọng, không thực hiện được.

Từ khi về nghỉ hưu tới nay, tuổi càng cao, sức khỏe ông Phúc ngày càng yếu, ốm đau, đi bệnh viện thường xuyên. Vừa phải chăm sóc, nuôi dưỡng các con, bà Mỳ vừa phải chăm sóc chồng mà thời gian ở bệnh viện còn nhiều hơn ở nhà. Chăm sóc 4 nạn nhân trong một gia đình chỉ với đôi tay và sức lực của người phụ nữ đã hơn 70 tuổi, thật không thể hình dung nổi cực nhọc đến đâu. Nguồn thu nhập chính của gia đình dựa vào lương hưu của hai vợ chồng và 4 suất trợ cấp ưu đãi của nhà nước đối với NNCĐDC, tổng cộng hơn 11 triệu đồng. Trong đó 2/3 phải dành cho việc mua thuốc men, điều trị bệnh tật cho chồng con. Bà Mỳ chia sẻ: “Khó khăn về kinh tế, đau đớn day dứt về tinh thần, khiến nhiều lúc tôi cảm thấy bi đát, tủi phận, muốn thoát thân… Nhưng hình ảnh người chồng gầy gò ốm yếu, những đứa con tuy dị dạng dị tật không biết ai là bố, là mẹ của nó, nhưng cũng có lúc chúng nhận ra và có những tiếng nói, nụ cười xen lẫn những giọt nước mắt ngậm ngùi… đã thôi thúc tôi gắng sức, khắc phục khó khăn, một lòng một dạ chăm sóc, nuôi dưỡng 3 đứa con nạn nhân và chồng trong suốt 45 năm qua. Sở dĩ tôi đã vượt qua bao khó khăn vất vả để trụ vững, chính là xuất phát từ lòng thương chồng, yêu con của người phụ nữ Việt Nam và lòng căm thù giặc sâu sắc vì đã gây nên hậu quả thảm khốc này. Cùng với đó, tổ chức Hội NNCĐDC/dioxin các cấp luôn đồng hành, chia sẻ, đã giúp cho cuộc sống của gia đình tôi và các con tôi cũng như nhiều gia đình khác từng bước ổn định”.

Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm, có chế độ chính sách với những người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc da cam và con đẻ của họ được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước, trong đó có chồng và 3 người con của bà Đinh Thị Mỳ. Đặc biệt, các cấp Hội của tỉnh Hà Nam được thành lập, đi vào hoạt động đã trở thành địa chỉ tin cậy của NNCĐDC và gia đình họ.

Gia đình bà Mỳ cũng như các gia đình nạn nhân khác trên địa bàn đã được lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Nam và các sở, ban, ngành đoàn thể của tỉnh, của Trung ương Hội, Tỉnh hội, Thành hội và các nhà hảo tâm thăm và tặng quà vào dịp lễ, tết, ngày vì NNCĐDC (10/8) hằng năm, là nguồn động viên lớn lao cả tinh thần và vật chất, giúp cho gia đình bà vơi bớt nỗi đau da cam. Đặc biệt, năm 2018, gia đình bà được Hội Nữ doanh nhân tỉnh Hà Nam và Tỉnh hội hỗ trợ giúp đỡ, xây dựng ngôi nhà tình nghĩa mái bằng kiên cố trị giá 340 triệu đồng, thực sự đã để lại cho gia đình bà những kỷ niệm và lòng biết ơn sâu sắc. Sự chăm sóc giúp đỡ đó đã tiếp thêm sức mạnh về tinh thần, tạo thêm nguồn lực về vật chất để bà khắc phục khó khăn, vượt lên nỗi đau...

Nguyễn Trọng Giao

Chủ tịch Tỉnh hội Hà Nam

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Chung một niềm tin bảo vệ Đảng

    Chung một niềm tin bảo vệ Đảng

    Tối 24-4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền ...
    Phiên Điều trần vụ kiện của bà Trần Tố Nga tại paris (ngày 7/5):  Đồng hành vì công lý, cùng nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

    Phiên Điều trần vụ kiện của bà Trần Tố Nga tại paris (ngày 7/5): Đồng hành vì công lý, cùng nạn ...

    Ngày 25/04/2024, tại Cuộc họp báo về Phiên điều trần ngày 07/05 của Tòa phúc thẩm Paris xét xử vụ kiện của  bà Trần Tố Nga , công dân Pháp, gốc Việt là nạn nhân bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin kiện 14 công ty hóa chất đã sản xuất chất độc da cam/dioxin cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Một lần nữa các luật sư Pháp khẳng định ...