• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Hải Phòng: Không ngừng nâng cao chất lượng công tác hội, thực hiện nhiều mô hình mới hỗ trợ, giúp đỡ NNCĐDC

Thành phố Hải Phòng trong những năm qua có bước phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội. Cùng với phát triển kinh tế, thành phố hết sức quan tâm đến công tác an sinh xã hội, đặc biệt là thực hiện chính sách đối với người có công theo đúng chủ trương “đảm bảo cho gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của khu dân cư”. Hằng năm, vào dịp Tết nguyên đán, ngày Thương binh - Liệt sỹ, ngày 10/8, thành phố trích ngân sách mỗi đợt khoảng 250 tỷ đồng tặng quà cho hơn 46.000 người có công với cách mạng.

Quán triệt và thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương, Hội NNCĐDC/dioxin thành phố luôn bám sát nhiệm vụ, chủ động phối hợp với các ngành chức năng tham mưu, đề xuất với Thành ủy, HĐND, UBND thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước đối với công tác giải quyết hậu quả CĐHH do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam và thực hiện các chế độ, chính sách đối với người có công với cách mạng. Cụ thể: Năm 2018, HĐND thành phố ban hành Nghị quyết số 32 về cơ chế chính sách hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng; theo đó đến nay gần 1000 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH được sửa chữa và xây mới nhà ở. Năm 2020, UBND thành phố ban hành Kế hoạch số 290 về thực hiện Chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn thành phố. Năm 2022, UBND thành phố ban hành Văn bản số 546 về việc thực hiện chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng đối với NNCĐDC; đồng thời ra Quyết định số 370 ban hành Kế hoạch hành động khắc phục hậu quả CĐHH/dioxin sau chiến tranh ở Việt Nam giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn thành phố. Năm 2023, HĐND thành phố ban hành Nghị quyết số 05 quy định nội dung, mức tặng quà hằng năm đến các đối tượng (trong đó người HĐKC bị nhiễm CĐHH được tặng quà mỗi năm 2 đợt, mỗi đợt 5,5 triệu đồng; NNCĐDC thế hệ thứ 3 được tặng quà tết Nguyên Đán mỗi cháu 1 triệu đồng)…
Để không ngừng nâng cao chất lượng công tác xây dựng hội và hỗ trợ, giúp đỡ NNCĐDC, Hội luôn tìm tòi, thực hiện các mô hình mới nổi bật như: Năm 2019, có mô hình “Biểu dương những tấm lòng vàng” ghi nhận 10 năm các tổ chức, cá nhân hỗ trợ, chăm sóc giúp đỡ nạn nhân;“Biểu dương con cháu nạn nhân vượt khó học giỏi” khuyến khích con, cháu nạn nhân khắc phục khó khăn vươn lên trong học tập. Năm 2020, 2021, Hội có mô hình “Hoạt động hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân thích ứng với tình hình dịch bệnh Covid-19”, tích cực tham gia có trách nhiệm, hiệu quả trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Năm 2022, là đơn vị Khối trưởng thi đua khối Văn hóa - Xã hội của TP, Thành hội đã đề xuất Chương trình từ thiện toàn Khối chung tay mua tặng 22 xe lăn cho NNCĐDC… Các mô hình trên đều có ý nghĩa và hiệu quả thiết thực, huy động nguồn lực hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân và xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, hoàn thành toàn diện nhiệm vụ được giao, được lãnh đạo thành phố, dư luận nhân dân đánh giá cao.
Nhiệm kỳ III (2019-2023), Hội đã tham mưu với cấp ủy, chính quyền và vận động các nguồn lực hỗ trợ, chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân đạt tổng trị giá 252.847.050.000đ, cao gấp 5 lần nhiệm kỳ II; trong đó, thành phố trích ngân sách tặng quà trị giá 207.235.700.000đ; nguồn vận động 45.584.359.000đ. Hội đã hỗ trợ làm mới, nâng cấp, sửa chữa 162 nhà ở trị giá 1.161.100.000đ; hỗ trợ học nghề, học bổng, đỡ đầu con cháu nạn nhân là 1.230.069.000đ; tặng 224 xe lăn, xe lắc 308.550.000đ; giúp vốn sản xuất, làm dịch vụ cho nạn nhân còn sức lao động 160.000.000đ; hỗ trợ khám, chữa bệnh nạn nhân 7.542.490.000đ; hơn 350 lượt nạn nhân được đưa, đón đi an, điều dưỡng, chữa bệnh tại các bệnh viện, trung tâm phục hồi chức năng TW và thành phố…
Tổ chức Hội thường xuyên được kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ. Đến nay toàn thành phố có 14/14 hội quận, huyện; 101 hội và 104 chi hội xã, phường, thị trấn. Trong nhiệm kỳ, phát triển được 22 hội cơ sở và 485 hội viên (100% người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH và cán bộ chuyên trách Hội, nạn nhân thế hệ thứ 2 còn đủ năng lực đã vào Hội). Hội đã hướng dẫn 526 người làm hồ sơ đề nghị giám định bệnh tật liên quan đến CĐHH, có 372 người đủ điều kiện được hưởng trợ cấp hàng tháng của Nhà nước.
Với những thành tích đạt được trong nhiệm kỳ qua, Thành hội Hải Phòng vinh dự được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhì, Ủy ban TW MTTQ Việt Nam tặng Bằng khen 10 năm thực hiện phong trào “Hành động vì NNCĐDC” (2011-2021); Ban Dân vận TW tặng Bằng khen 5 năm thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW (2016-2021); Hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam tặng 3 cờ Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua (2020, 2021, 2022); UBND thành phố tặng cờ Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2022; các hội thành viên, tập thể, cá nhân được các cấp có thẩm quyền tặng 332 bằng khen, giấy khen; 184 kỷ niệm chương và 87 bằng ghi nhận Tấm lòng vàng…
Bên cạnh đó, Hội Hải Phòng còn có những hạn chế, bất cập như: Cán bộ chuyên trách hội cấp quận, huyện, xã, phường chưa được hưởng chế độ thù lao hàng tháng; nhiều hội đến nay vẫn chưa có trụ sở làm việc, phải đi thuê mượn, nên chưa thật ổn định và vẫn còn 50% chi hội cơ sở xã, phường chưa phát triển lên Hội.
Để thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam lần thứ V nhiệm kỳ 2023-2028 đề ra, chúng tôi xin đề xuất một số nội dung giải pháp sau:
Một là: Các cấp Hội cần bám sát nghị quyết Đại hội, xây dựng đầy đủ hệ thống quy chế, nội quy làm việc, chương trình hoạt động toàn khóa, kế hoạch công tác hàng năm; chủ động tham mưu với Hội cấp trên, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương; tranh thủ sự hướng dẫn, giúp đỡ của các cơ quan chức năng, triển khai thực hiện nhiệm vụ đồng bộ, toàn diện, song chú trọng tổ chức, xây dựng các mô hình mới, những phong trào hành động cụ thể trong từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của từng Hội, từng địa phương để có điểm nhấn, nét mới, có sức lan tỏa, hiệu quả cao.
Hai là: Thực hiện nghiêm túc, nền nếp chế độ công tác, hoạt động của Hội, của BCH, Ban Thường vụ, Ban kiểm tra, Thường trực Hội; đề cao tinh thần trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu Hội; quán triệt, nắm chắc nội dung các văn bản chỉ đạo về công cuộc khắc phục hậu quả CĐHH/dioxin và chế độ chính sách với NNCĐDC cho cán bộ các cấp Hội; tích cực giao lưu học tập những kinh nghiệm hay, những việc làm tốt của Hội bạn.
Ba là: Đổi mới linh hoạt các hình thức vận động nguồn lực hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân; kết nối, tạo điều kiện cho các nhà hảo tâm gặp gỡ hỗ trợ giúp đỡ NNCĐDC; đảm bảo công khai minh bạch các nguồn kinh phí, quỹ nạn nhân để tạo niềm tin với các nhà hảo tâm, lãnh đạo các cấp và tạo sự đồng thuận, tin tưởng, đoàn kết với toàn thể hội viên trong toàn Hội.
Bốn là: Thường xuyên làm tốt công tác động viên khen thưởng (vì đa số cán bộ hội cấp huyện, cấp xã không có thù lao, hoạt động bằng tình cảm đối với nạn nhân và tinh thần trách nhiệm với đồng chí, đồng đội nên rất cần được động viên). Hướng các hoạt động về cơ sở, cán bộ hội cần nắm chắc gia cảnh, bệnh tật, tỷ lệ tổn thương cơ thể của nạn nhân, từ đó tham mưu, đề xuất với các cấp có thẩm quyền ban hành chính sách phù hợp và làm tốt công tác vận động cộng đồng hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân đúng người, đúng việc thiết thực, hiệu quả hơn./.

Đại tá Nguyễn Hữu Ý
Chủ tịch Thành hội

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Hội thành phố Cần Thơ nhận Bằng khen của UBND

    Hội thành phố Cần Thơ nhận Bằng khen của UBND

    Tại Đại hội Đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 (ngày 23, 24/4/2024), Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Cần Thơ được UBND thành phố tặng bằng khen về thành tích thực hiện chương ...
    Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

    Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

    Sáng 7-5, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Ủy ban Trung ương Mặt ...