• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Hạnh phúc đã mỉm cười với Dương Văn Bình

Là NNCĐDC thế hệ thứ 2 (ở phường Bách Quang, TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên), Dương Văn Bình đã tự khắc phục khiếm khuyết của bản thân để vươn lên, trở thành tấm gương sáng cho mọi người học tập. 

Bố anh là ông Dương Quốc Ngự, đi bộ đội năm 1968, chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên bị nhiễm chất độc da cam, sinh được 4 người con thì cả 4 đều bị di nhiễm chất độc da cam từ bố. Cả 4 anh chị em đều bị dị dạng, dị tật; trong đó một người con gái do bị nhiễm nặng đã mất. Anh Dương Văn Bình sinh năm 1976 bị dị tật, 2 chân bị teo, quẹo ra phía sau, lưng gù, cột sống cong vẹo. Anh tâm sự:                                                                                                     
Tôi rất khát khao tới trường để học chữ. Tôi ước được cùng bạn bè tới lớp. Niềm mơ ước ấy được cha mẹ tôi thực hiện. Ban đầu, bạn bè cùng lớp trêu gọi tôi là “Thằng gù, thằng quẹo chân”, khiến tôi rất buồn, xấu hổ và tuyệt vọng. Tôi đã mặc cảm và bỏ học đến 2 lần; rồi tôi lại được thầy cô giáo và bạn bè động viên nên quyết tâm đến lớp. Tôi đã vượt lên số phận của mình, trở thành học sinh giỏi; bạn bè dành cho tôi nhiều cái nhìn thiện cảm hơn. Con đường đến trường của tôi đã phải đổi bằng máu và những vết chai sạn trên đôi chân lê bò như vậy để học xong cấp 3 và thi đỗ vào Trường Trung cấp nghề TW I...
Năm 2001, sau khi tốt nghiệp trường Trung cấp nghề, anh trở về quê hương Sông Công. Nhờ có gia đình, có Hội TP Sông Công đã giúp anh vươn lên. Bằng kiến thức học nghề sửa chữa điện tử, anh đã xin bố mẹ cho anh vốn mở cửa hàng sửa chữa điện tử. Mới đầu nhiều khách hàng còn không tin tưởng, họ nói: “Liệu có làm được không hay lại làm hỏng đài, tivi của người ta”. Nhưng tôi đã quyết tâm làm thật tốt; và thật vui là khách hàng đến với tôi ngày càng đông. Tôi có thu nhập ổn định. Không dừng ở đấy, tôi còn tập hợp những anh em khuyết tật, những nạn nhân da cam khó khăn hơn để tôi dạy nghề miễn phí cho họ. 
Nghề sửa chữa điện tử ổn định có thu nhập, anh Bình mua được đất, xây nhà ở và mở cửa hàng của chính mình. Và hạnh phúc đã đến với anh. Anh đã xây dựng gia đình với chị Tạ Thị Thu Hà, chị đã vượt qua mọi rào cản, dị nghị để đến với anh. Xây dựng gia đình tổ ấm với anh. Đến nay anh chị đã có 3 người con, một trai, 2 gái ngoan ngoãn học giỏi. Khi gia đình ổn định, vợ chồng anh đã mua thêm đất xây dựng trang trại chăn nuôi. Anh đã đầu tư nuôi lợn nái sinh sản và hiện nay nuôi tới 10 con bê, bò. Năm 2014, gia đình anh còn mở thêm xưởng may mặc, hướng tới người khuyết tật và NNCĐDC, tạo việc làm và có thu nhập cho họ. 
 Với tinh thần “vì người khuyết tật, vì NNCĐDC”, anh đã thường xuyên học hỏi và tìm hiểu về công tác xã hội, nghiên cứu và đề xuất thành lập Hội Người khuyết tật TP Sông Công. Được cấp trên và địa phương đồng ý, năm 2012 Hội Người khuyết tật Sông Công được thành lập và anh được bầu làm Chủ tịch Hội.
10 năm gắn bó với công tác xã hội, anh Dương Văn Bình luôn quan tâm tới người khuyết tật, người có nhiều khó khăn trong cuộc sống. Tháng 10/2020, anh được kết nạp vào Đảng; hiện nay anh vẫn tiếp tục là Chủ tịch Hội Người khuyết tật TP Sông Công nhiệm kỳ 2020-2025. 
Tại Đại hội Hội NNCDDC/dioxin tỉnh Thái Nguyên nhiệm kỳ IV vừa qua, anh là đại biểu chính thức của Đại hội và được báo cáo điển hình, được toàn Đại hội tán thưởng và khâm phục nghị lực của anh. 

Lưu Sỹ Mùi

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Hội tỉnh Tiền Giang: Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam

    Hội tỉnh Tiền Giang: Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam

    Bà Trần Thị Quý Mão, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Tiền Giang, chia sẻ: Phương châm xuyên suốt trong hoạt động của Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh là: “Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam”. Những năm qua Hội các cấp trong tỉnh luôn gần gũi, cảm thông và chia sẻ với NNCĐDC; Hội luôn giữ vai trò nòng cốt, là ...