• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Hỏi đáp về chế độ, chính sách

Trong thời gian qua, nhiều bạn đọc có thư gửi Tòa soạn Tạp chí Da cam Việt Nam về chế độ, chính sách đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học. Tạp chí Da cam Việt Nam đã trả lời trong nhiều số của Tạp chí in (từ năm 2019 đến nay). Tạp chí điện tử Da cam Việt Nam đăng lại nội dung câu hỏi và trả lời để bạn đọc tham khảo. 

Hỏi: Đối tượng nào được xác định là người có công với cách mạng?

Trả lời:

Tại Khoản 1, Điều 1, Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13, sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng, quy định như sau:

“Người có công với cách mạng, là:

a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

c) Liệt sĩ;

d) Bà mẹ Việt Nam Anh hùng;

đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

e) Thương binh, người hưởng chế độ như thương binh;

g) Bệnh binh;

h) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;

i) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;

k) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế;

l) Người có công giúp đỡ cách mạng.

Như vậy, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là người có công với cách mạng.

Hỏi: Đối tượng nào được xác nhận là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học?

Trả lời:

Tại Điều 38, Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng, như sau:

1. Cán bộ chiến sỹ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam.

2. Cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên thuộc lực lượng công an nhân dân.

3. Cán bộ, công nhân viên trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội.

4. Thanh niên xung phong tập trung.

5. Công an xã; dân quân; du kích; tự vệ; dân công; cán bộ thôn, ấp, xã, phường. 

Hỏi: Điều kiện để xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học?

Trả lời:

Tại Điều 39, Nghị định số 31/2013/CP-CP ngày 9 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ, quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi Người có công với cách mạng, điều kiện xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được quy định như sau:

1. Đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ ngày 01 tháng 8 năm 1961 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học ở chiến trường B,C,K (kể cả 10 xã: Vĩnh Quang, Vĩnh Giang, Vĩnh Tân, Vĩnh Thành, Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà, Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn và Vĩnh Thủy thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị).

2. Do nhiễm chất độc hóa học dẫn đến một trong các trường hợp bệnh tật sau:

a) Mắc bệnh theo danh mục bệnh tật do Bộ Y tế quy định làm suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên;

b) Vô sinh;

c) Sinh con dị dạng, dị tật theo danh mục dị dạng, dị tật do Bộ Y tế quy định. 

Hỏi: Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học gồm những gì?

Trả lời:

Điều 5, Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2014 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, như sau:

1. Ngoài quy định tại Khoản 2 Điều 27 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và nhân thân (Khoản 2- điều 27 ghi: Một trong những giấy tờ chứng minh thời gian tham gia hoạt động kháng chiến tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học: Quyết định phục viên, xuất ngũ; giấy XYZ; giấy chuyển thương, chuyển viện, giấy điều trị; giấy tờ khác chứng minh có tham gia hoạt động kháng chiến tại vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học được xác lập từ ngày 30/4/1975 về trước. Bản sao lý lịch cán bộ, lý lịch đảng viên, lý lịch quân nhân, Huân chương, Huy chương chiến sỹ giải phóng), cần bổ sung một trong các giấy tờ chứng minh thời gian tham gia hoạt động kháng chiến tại các vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học, như sau:

a) Bản sao một trong các giấy tờ: Lý lịch công an nhân dân; hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; hồ sơ khen thưởng tổng kết thành tích tham gia kháng chiến; hồ sơ, giấy tờ khác có giá trị pháp lý được lập trước ngày 01 tháng 01 năm 2000;

b) Giấy xác nhận của cơ quan chức năng thuộc Bộ Quốc phòng về phiên hiệu, ký hiệu, thời gian và địa bàn hoạt động của các đơn vị.

2. Trường hợp không có vợ (chồng), có vợ (chồng) nhưng không có con hoặc đã có con trước khi tham gia hoạt động kháng chiến, sau khi trở về không sinh thêm con, nay đã hết tuổi lao động (nữ đủ 55 tuổi, nam đủ 60 tuổi) thì hồ sơ, thủ tục xác nhận thực hiện như sau:

a) Cá nhân lập bản khai kèm theo một trong các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này và Khoản 2 Điều 27 của Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH gửi ủy ban nhân dân cấp xã;

b) Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được bản khai có trách nhiệm xác nhận các yếu tố trong bản khai, lập danh sách đề nghị xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học kèm giấy tờ quy định tại Điểm a Khoản này gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội;

c) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách người đủ điều kiện kèm theo giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản này gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, ra quyết định trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

Các chế độc ưu đãi được hưởng kể từ ngày Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định.

3. Trường hợp thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 80% trở lên mà bị mắc bệnh, tật, thuộc Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học theo Thông tư liên tịch số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 11 năm 2013 của liên Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn khám, giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH) thì được xem xét, giải quyết chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Thủ tục xác nhận và giải quyết được thực hiện như sau:

a) Thủ tục xác nhận thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 29 của Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH;

b) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận đủ hồ sơ do Sở Y tế chuyển đến, có trách nhiệm ra quyết định hưởng trợ cấp hàng tháng như người suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% đối với những trường hợp được Sở Y tế cấp Giấy chứng nhận mắc bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học.

Hỏi: Yêu cầu cần và đủ để xét công nhận là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học để hưởng chế độ ưu đãi theo Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được quy định ở văn bản nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 29 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì việc xem xét công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học gồm 2 điều kiện sau:                                                                 

 1. Điều kiện về địa bàn và thời gian tham gia hoạt động kháng chiến:

 Người đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 8 năm 1961 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học ở chiến trường B, C, K và một số địa danh thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị (bao gồm các xã: Vĩnh Quang, Vĩnh Giang, Vĩnh Tân, Vĩnh Thành, Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà, Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn, Vĩnh Thủy).

2. Điều kiện về bệnh, tật:

Mắc bệnh có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21 % trở lên hoặc vô sinh hoặc sinh con dị dạng, dị tật thuộc Danh mục bệnh, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học quy định tại Phụ lục V, Nghị định 131/2021/NĐ-CP, ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ.

3. Căn cứ lập hồ sơ giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học

Điều 54 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định căn cứ lập hồ sơ công nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học như sau:

3.1. Một trong các giấy tờ có ghi nhận thời gian tham gia kháng chiến tại vùng quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học:

a) Giấy X Y Z.

b) Bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ sau: Quyết định phục viên, xuất ngũ; Giấy chuyển thương, chuyển viện, giấy điều trị; Lý lịch cán bộ; Lý lịch đảng viên; Lý lịch quân nhân; Lý lịch công an nhân dân; Hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; Huân chương, Huy chương chiến sĩ giải phóng; Hồ sơ khen thưởng thành tích tham gia kháng chiến; Hồ sơ người có công được xác lập trước ngày 01 tháng 01 năm 2000.

c) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền ban hành, xác nhận trước ngày 01 tháng 01 năm 2000.

3. 2. Một trong các giấy tờ ghi nhận mắc bệnh hoặc dị dạng, dị tật như sau:

a) Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án của bệnh viện tuyến huyện hoặc trung tâm y tế huyện hoặc tương đương trở lên (bao gồm cả bệnh viện quân đội, công an) theo mẫu quy định của Bộ Y tế.

b) Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án ngoại trú của Phòng khám Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo mẫu quy định của Bộ Y tế.

c) Giấy xác nhận dị dạng, dị tật bẩm sinh của các cơ sở y tế cấp xã trở lên đối với con đẻ chưa khám bệnh, chữa bệnh về các dị dạng, dị tật theo Mẫu số 39 Phụ lục I, Nghị định này.

d) Giấy tờ do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền ban hành được xác lập từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước ghi nhận mắc bệnh thuộc nhóm bệnh thần kinh ngoại biên trong thời gian từ một đến năm tuần sau phơi nhiễm đối với trường hợp mắc bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính hoặc bán cấp tính theo quy định tại Phụ lục V, Nghị định này.

đ) Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án của lần điều trị cuối cùng ghi nhận quá trình điều trị về bệnh rối loạn tâm thần liên tiếp trong 3 năm trở lên của bệnh viện tuyến huyện hoặc trung tâm y tế huyện hoặc tương đương trở lên (bao gồm cả bệnh viện Quân đội, Công an) với các bệnh rối loạn tâm thần có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học theo quy định tại khoản 15, Phụ lục V, Nghị định này.

e) Giấy xác nhận người hoạt động kháng chiến có vợ hoặc có chồng nhưng không có con đẻ của Ủy ban nhân dân cấp xã.

4. Hồ sơ, thủ tục công nhận và giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học:

Điều 56, Nghị định số 131/2021/NĐ-CP, ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định hồ sơ, thủ tục công nhận và giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; Theo đó, cá nhân lập bản khai (Mẫu số 09 Phụ lục I, Nghị định 131) kèm giấy tờ quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 54, Nghị định số 131 gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú.

Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng, thẩm quyền theo quy định.

Hỏi: Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng chế độ ưu đãi theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng thì bố (mẹ) có được hưởng không? Hồ sơ, thủ tục như thế nào? Quy định ở văn bản nào?

Trả lời:

1. Tại Khoản 2 Điều 56, Nghị định số 131/2021/NĐ-CP, ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục đối với trường hợp con đẻ bị dị dạng, dị tật đã được hưởng chế độ ưu đãi mà bố (mẹ) chưa được công nhận là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

 Theo đó, nếu hồ sơ của con đẻ thể hiện tình trạng dị dạng, dị tật của con đẻ đúng theo Danh mục dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học quy định tại Mục III, Phụ lục V, Nghị định 131 thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (nơi người hoạt động kháng chiến thường trú) có trách nhiệm ban hành quyết định cấp giấy nhận chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với bố (mẹ).

2. Về hồ sơ, thủ tục giải quyết chế độ đối với trường hợp con đẻ bị dị dạng, dị tật đã được hưởng chế độ ưu đãi mà bố (mẹ) chưa được công nhận là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học như sau (quy định tại Khoản 2, Điều 56, Nghị định 131/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ) :

a) Cá nhân lập bản khai (Mẫu số 09, Phụ lục I, Nghị định 131) gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú.

b) Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 5 ngày làm việc có trách nhiệm xác nhận bản khai và lập danh sách gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

c) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ theo quy định gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, đối chiếu dị dạng dị tật của con ghi trong các giấy tờ: văn bản của Trạm trưởng trạm y tế xã, trung tâm y tế hoặc bệnh viện đa khoa cấp huyện; biên bản họp và đề nghị của Hội đồng xác nhận người có công cấp xã; giấy xác nhận tình trạng dị dạng, dị tật của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Biên bản giám định y khoa đang lưu trong hồ sơ với Danh mục dị dạng, dị tật quy định tại Phụ lục V, Nghị định 131.

Trường hợp hồ sơ có giấy tờ đúng quy định, tình trạng dị dạng, dị tật của con đẻ đúng theo danh mục quy định tại Mục III Phụ lục V Nghị định 131 thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm ban hành quyết định cấp giấy nhận chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với bố (mẹ).

* Trường hợp còn vướng mắc về tình trạng dị dạng, dị tật, nếu con đẻ còn sống thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy giới thiệu con đẻ đến Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh. Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh khám giám định và ban hành biên bản giám định y khoa kết luận về tình trạng dị dạng, dị tật, không ghi tỷ lệ tổn thương cơ thể gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét giải quyết theo quy định.

Nếu con đẻ được Hội đồng giám định y khoa kết luận tình trạng dị dạng, dị tât thuộc Danh mục dị dạng, dị tật quy định tại Mục III Phụ lục V Nghị định 131 thì giải quyết chế độ ưu đãi đối với bố (mẹ). Hội đồng giám định y khoa kết luận con đẻ không có tình trạng dị dạng, dị tật thuộc Danh mục thì con vẫn hưởng trợ cấp và bố (mẹ) không đủ điều kiện giải quyết chế độ ưu đãi.

Hỏi: Hỏi khi làm hồ sơ đề nghị hưởng chế độ ưu đãi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học nếu hồ sơ gốc thiếu thông tin hoặc thất lạc giấy tờ chứng minh tham gia kháng chiến ở vùng quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học thì xử lý thế nào? quy định ở văn bản nào?

Trả lời:

Một trong những giấy tờ làm căn cứ chứng minh thời gian tham gia kháng chiến ở vùng quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học để lập hồ sơ giải quyết chế độ ưu đãi được quy định tại Khoản 1 Điều 54 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ.

Trường hợp các giấy tờ quy định tại điểm b, c Khoản 1 Điều 54 Nghị định số 131 nêu trên chỉ thể hiện phiên hiệu, kí hiệu đơn vị chưa rõ địa bàn hoạt động thì cá nhân làm đơn gửi Bộ Chỉ huy Quân sự cấp tỉnh nơi thường trú để được tra cứu cấp Giấy xác nhận thông tin giải mã phiêu hiệu, kí hiệu, thời gian, địa bàn hoạt động (quy định tại Điều 55 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP và Điều 11 Thông tư số 55/2022/TT-BQP ngày 27 tháng 7 năm 2022 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn quy trình tra cứu, xác minh, cấp giấy xác nhận giải mã phiên hiệu, ký hiệu, thời gian, địa bàn hoạt động của đơn vị).

Hỏi: Tôi vừa là thương binh, đồng thời là bệnh binh và là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, tôi có được hưởng trợ cấp ưu đãi của cả 3 đối tượng không? Nếu được thì quy định tại văn bản nào?

Trả lời:

Khoản 2 Điều 58 Nghị định 131/2021/NĐ-CP, ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định:Trường hợp đang hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh thì được hưởng trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học theo quy định tại điểm b, điểm c, điểm d, khoản 1, Điều 30, Pháp lệnh”.

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp đang hưởng đồng thời trợ cấp thương binh và trợ cấp bệnh binh thì được hưởng trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học như sau:

- Nếu thuộc trường hợp mắc thêm bệnh có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên thì được khám giám định tổng hợp tỷ lệ tổn thương cơ thể của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học với tỷ lệ bệnh binh để hưởng trợ cấp bệnh binh và trợ cấp thương binh.

- Nếu thuộc trường hợp vô sinh hoặc sinh con dị dạng, dị tật thì được hưởng trợ cấp thương binh, trợ cấp bệnh binh và trợ cấp đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% - 60%.

 Hỏi: Trường hợp là thương binh đồng thời là bệnh binh có được hưởng đồng thời cả 2 trợ cấp hay không? Thủ tục thế nào?

Trả lời:

 Điều 43, Nghị định 131/2021/NĐ-CP, ngày 30/12/2021 của Chính phủ hướng dẫn hồ sơ, thủ tục giải quyết hưởng thêm một chế độ trợ cấp đối với đối tượng là thương binh đồng thời là bệnh binh.

Theo đó, cá nhân làm đơn đề nghị (theo Mẫu số 19, Phụ lục I, Nghị định 131/2021/NĐ-CP) gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đang thường trú. Trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận được đơn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm đối chiếu hồ sơ đang quản lý để xem xét, ban hành quyết định hưởng thêm chế độ trợ cấp ưu đãi (thương binh hoặc bệnh binh) theo quy định.

 Như vậy, trường hợp đang hưởng trợ cấp thương binh đồng thời là bệnh binh hoặc trường hợp đang hưởng trợ cấp bệnh binh đồng thời là thương binh được xem xét hưởng thêm trợ cấp (bệnh binh hoặc thương binh) nếu hồ sơ đảm bảo đúng quy định.

Hỏi: Trong một gia đình có người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể 81% trở lên hoặc gia đình có nhiều người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học từ 81% trở lên thì người trực tiếp chăm sóc nạn nhân đó có được hưởng trợ cấp không? Nếu được thì quy định ở văn bản nào? 17 bệnh Bộ Y tế quy định để xem xét công nhận là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học là những bệnh nào?

Trả lời:

1. Trợ cấp đối với người phục vụ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình:

Khoản 3, Điều 30 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14, ngày 09/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định: “Trợ cấp người phục vụ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình”.

Theo đó, đối với một người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình thì có trợ cấp người phục vụ. Do vậy, người trực tiếp chăm sóc người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình được nhận trợ cấp người phục vụ hàng tháng (mức trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Nghị định số 75/2021/NĐ-CP, ngày 24/7/2021 của Chính phủ là 1.624.000đồng) và theo quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 31 Pháp lệnh người phục vụ được Nhà nước cấp thẻ bảo hiểm y tế.

2. Danh mục bệnh, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học để xem xét công nhận là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học

Tại Mục I,  Phụ lục V, Nghị định số 131/2021/NĐ-CP, ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định Danh mục bệnh, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học như sau:

1. Ung thư phần mềm (Soft tissue sarcoma).

2. U lympho không Hodgkin (Non - Hodgkin’s lymphoma).

3. U lympho Hodgkin (Hodgkin’s disease).

4. Ung thư phế quản - phổi (Lung and Bronchus cancer).

5. Ung thư khí quản (Trachea cancer).

6. Ung thư thanh quản (Larynx cancer).

7. Ung thư tiền liệt tuyến (Prostate cancer).

8. Ung thư gan nguyên phát (Primary liver cancers).

9. Bệnh đa u tủy xương ác tính (Kahler’s disease).

10. Bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính hoặc bán cấp tính (Acute, subacute peripheral neuropathy).

11. Bệnh trứng cá do clo (Chloracne).

12. Bệnh đái tháo đường type 2 (Type 2 Diabetes).

13. Bệnh Porphyrin xuất hiện chậm (Porphyria cutanea tarda).

14. Bất thường sinh sản (Unusual birth): Vô sinh.

15. Các rối loạn tâm thần (Mental disorders): quy định cụ thể tại Phần II Phụ lục này

16. Các dị dạng, dị tật bẩm sinh: quy định cụ thể tại Phần III Phụ lục này

17. Tật gai sống chẻ đôi (Spina Bifida).

Các bệnh quy định từ khoản 1 đến khoản 15, Phụ lục V, Nghị định chỉ áp dụng đối với người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học.

Các dị dạng, dị tật bẩm sinh quy định tại Khoản 16, Phụ lục V, Nghị định và tật gai sống chẻ đôi quy định tại Khoản 17, Phụ lục V, Nghị định chỉ áp dụng đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học.

Hỏi: Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (CĐHH) và thân nhân của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH được hưởng chế độ ưu đãi như thế nào? Quy định tại văn bản nào?

Trả lời:

A. chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH:

Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH là những người có công với cách mạng. Theo quy định tại Điều 30 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH được hưởng chế độ ưu đãi như sau:

1. Trợ cấp hằng tháng:

a) Người mắc bệnh có liên quan đến phơi nhiễm CĐHH có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21 % trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể theo các mức từ 21% đến 40%, từ 41% đến 60%, từ 61% đến 80% hoặc từ 81% trở lên;

b) Người thuộc trường hợp mắc bệnh vô sinh hoặc sinh con dị dạng, dị tật thì được hưởng trợ cấp hằng tháng như người có tỷ lệ tn thương cơ thể từ 41% đến 60%; trường hợp mắc bệnh có tỷ lệ tn thương cơ thể từ 61% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng tương ứng với tỷ lệ tổn thương cơ thể theo mức từ 61% đến 80% hoặc từ 81% trở lên quy đnh tại điểm a khoản này;

c) Bệnh binh mắc thêm bệnh quy định tại điểm a khoản 1 Điều 29 của Pháp lệnh này do nhiễm CĐHH được khám giám định tổng hợp để hưởng trợ cấp hằng tháng tương ứng với tỷ lệ tn thương cơ thể;

d) Bệnh binh thuộc trường hợp mắc bệnh vô sinh hoặc sinh con dị dạng, dị tật  được hưởng trợ cấp hằng tháng đối với bệnh binh và trợ cấp hằng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% đến 60%;

đ) Bệnh binh mắc thêm bệnh liên quan đến phơi nhiễm với CĐHH và thuộc trường hợp mắc bệnh vô sinh hoặc sinh con dị dạng, dị tật được chọn hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại điểm c hoặc điểm d khoản này.

2. Phụ cấp hằng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81 % trở lên.

3. Trợ cấp người phục vụ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình.

4. Bảo hiểm y tế.

5. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một ln; trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.

6. Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động - TBXH hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;

7. Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở;

8. Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước;

9. Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên khoán bảo vệ và phát triển rừng;

10. Vay vốn ưu đãi để sản xuất kinh doanh;

11. Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.

B. Chế độ ưu đãi đối với thân nhân của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH:

Theo quy định tại Điều 31 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì thân nhân của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH được hưởng chế độ ưu đãi như sau:

1. Trợ cấp hằng tháng đối với con đẻ bị dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm CĐHH có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên.

2. Bảo hiểm y tế đối với những người sau đây:

a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 06 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;

b) Con đẻ bị dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm CĐHH có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;

c) Người phục vụ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình.

3. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất như sau:

a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;

b) Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng và trợ cấp nuôi dưỡng hằng tháng.

4. Con đẻ bị dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm CĐHH có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên được cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động - TBXH hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;

5. Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH được ưu tiên trong tuyển sinh và tạo việc làm, được hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

6. Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 3 tháng trợ cấp hằng tháng hiện hưởng khi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH, con đẻ đang hưng trợ cấp hằng tháng chết.

7. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng trong trường hợp sau đây:

a) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết;

b) Con đẻ bị dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm CĐHH có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết.

Hỏi: Đề nghị cho biết thời điểm hưởng trợ cấp hằng tháng đối với người HĐKC bị nhiễm CĐHH và con đẻ bị dị dạng, dị tật của người HĐKC bị nhiễm CĐHH?

Trả lời:

Căn cứ quy định tại Điều 59 Nghị định 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ, thì:

1. Người HĐKC bị nhiễm CĐHH, con đẻ của người HĐKC bị nhiễm CĐHH được hưởng trợ cấp, phụ cấp hằng tháng kể từ tháng Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền ban hành biên bản giám định y khoa.

2. Người HĐKC bị nhiễm CĐHH được công nhận theo quy định tại khoản 2 (người HĐKC có con đẻ bị dị dạng, dị tật đã được hưởng chế độ ưu đãi mà bố (mẹ) chưa được công nhận là người hoạt động kháng HĐKC bị nhiễm CĐHH) và khoản 3 (trường hợp có vợ hoặc có chồng nhưng không có con đẻ) Điều 56 Nghị định 131 được hưởng trợ cấp hằng tháng kể từ tháng Sở Lao động - TBXH ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi.

Hỏi: Đề nghị hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục xác nhận người HĐKC có con đẻ bị dị dạng, dị tật đã được hưởng chế độ ưu đãi mà bố (mẹ) chưa được công nhận là người HĐKC bị nhiễm CĐHH?

Trả lời:

Căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 56 Nghị định 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ thì trường hợp người HĐKC có con đẻ bị dị dạng, dị tật đã được hưởng chế độ ưu đãi mà bố (mẹ) chưa được công nhận là người HĐKC bị nhiễm CĐHH thì hồ sơ, thủ tục như sau:

a) Cá nhân lập bản khai (theo mẫu) gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú.

b) Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 5 ngày làm việc có trách nhiệm xác nhận bản khai và lập danh sách gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

c) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra, lập danh sách kèm giấy tờ theo quy định gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, đối chiếu dị dạng dị tật của con ghi trong các giấy tờ sau: văn bản của Trạm trưởng trạm y tế xã, trung tâm y tế hoặc bệnh viện đa khoa cấp huyện; biên bản họp và đề nghị của Hội đồng xác nhận người có công cấp xã; giấy xác nhận tình trạng dị dạng, dị tật của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Biên bản giám định y khoa đang lưu trong hồ sơ với danh mục dị dạng, dị tật theo quy định tại Phụ lục V Nghị định 131.

Trường hợp hồ sơ có giấy tờ đúng quy định, tình trạng dị dạng, dị tật của con đẻ đúng theo danh mục theo quy định tại Mục III Phụ lục V Nghị định 131 thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận người HĐKC bị nhiễm CĐHH và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.

Trường hợp còn vướng mắc về tình trạng dị dạng, dị tật của con đẻ: Nếu con đẻ còn sống thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy giới thiệu đến Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh. Trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận được giấy giới thiệu, Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh ban hành biên bản giám định y khoa, kết luận bị dị dạng, dị tật theo quy định tại Mục III Phụ lục V Nghị định này, không ghi tỷ lệ tổn thương cơ thể gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được biên bản giám định y khoa thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm xem xét, nếu đủ điều kiện thì ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận người HĐKC bị nhiễm CĐHH và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.

Hỏi: Đề nghị cho biết những bệnh và dị dạng, dị tật như thế nào thì đủ điều kiện để xem xét giải quyết chế độ người HĐKC bị nhiễm CĐHH?

Trả lời:

Căn cứ quy định tại phụ lục V Nghị định 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ thì Danh mục bệnh, dị dạng, dị tật liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học gồm:

1. Ung thư phần mềm (Soft tissue sarcoma).

2. U lympho không Hodgkin (Non - Hodgkin’s lymphoma).

3. U lympho Hodgkin (Hodgkin’s disease).

4. Ung thư phế quản - phổi (Lung and Bronchus cancer).

5. Ung thư khí quản (Trachea cancer).

6. Ung thư thanh quản (Larynx cancer).

7. Ung thư tiền liệt tuyến (Prostate cancer).

8. Ung thư gan nguyên phát (Primary liver cancers).

9. Bệnh đa u tủy xương ác tính (Kahler’s disease).

10. Bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính hoặc bán cấp tính (Acute, subacute peripheral neuropathy).

11. Bệnh trứng cá do clo (Chloracne).

12. Bệnh đái tháo đường type 2 (Type 2 Diabetes).

13. Bệnh Porphyrin xuất hiện chậm (Porphyria cutanea tarda).

14. Bất thường sinh sản (Unusual birth): Vô sinh.

15. Các rối loạn tâm thần (Mental disorders): Quy định cụ thể tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

16. Các dị dạng, dị tật bẩm sinh: Quy định cụ thể tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.

17. Tật gai sống chẻ đôi (Spina Bifida).

Hỏi: Bà Lê Thu Hoài ở tỉnh Nghệ An hỏi: chồng tôi là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% đồng thời là thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể 70%. Tôi được biết người có công với cách mạng có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên, khi từ trần thân nhân được hưởng trợ cấp tuất. Nhưng từ khi chồng tôi từ trần, tôi chỉ được hưởng một suất trợ cấp tuất. Xin cho biết việc giải quyết chính sách ưu đãi đối với tôi như vậy có đúng không? Liên hệ với cơ quan nào để được trả lời?
Trả lời: Tại Điểm d, Khoản 5, Điều 6 Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 Ưu đãi người có công với cách mạng quy định về trợ cấp tuất từ trần đối với thân nhân người có công như sau:
“Thân nhân của người có công với cách mạng mà người có công đó thuộc hai đối tượng người có công với cách mạng trở lên thì được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của một đối tượng”.
Trường hợp chồng của Bà là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% đồng thời là thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể 70%, từ trần, Bà được hưởng 1 suất trợ cấp tuất hằng tháng là đúng quy định nêu trên. Nếu còn có vướng mắc, đề nghị Bà liên hệ với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (nơi cư trú) để được xem xét, trả lời.
Hỏi: Tôi là con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, năm 2019 tôi thi đỗ và học Trường Cao đẳng nghề. Sau khi ra trường không xin được việc, tôi tiếp tục thi đỗ và học Đại học Lao động – Xã hội. Trong thời gian học tại Trường Cao đẳng nghề tôi đã được hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo. Nay, theo học tại Trường Đại học, tôi không được hưởng chế độ ưu đãi, hỏi cán bộ chính sách thì được trả lời chỉ được hưởng ưu đãi tại một trường. Việc giải quyết chính sách đối với tôi như vậy có đúng không? Liên hệ với cơ quan nào để được giải quyết?
Trả lời: Điểm đ, Khoản 2, Điều 5 Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 Ưu đãi người có công với cách mạng quy định chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của người có công với cách mạng, được: “Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân”.
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp của bạn được hưởng tiếp chế độ ưu đãi giáo dục đào tạo trong thời gian theo học tại Trường Đại học Lao động - Xã hội. 
Đề nghị bạn liên hệ với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (nơi cư trú) để được hướng dẫn, giải quyết đúng quy định.
Hỏi:  Đề nghị cho biết, bệnh binh đồng thời là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học mắc bệnh thuộc danh mục 17 bệnh và sinh con dị dạng, dị tật liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học thì hưởng trợ cấp hằng tháng thế nào?
Trả lời: Tại Điểm Đ, Khoản 1, Điều 30 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng quy định về việc hưởng trợ cấp hàng tháng đối với bệnh binh đồng thời là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học như sau: “Bệnh binh mắc thêm bệnh quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 29 của Pháp lệnh này do nhiễm chất độc hóa học và thuộc trường hợp quy định tại Điểm b, hoặc Điểm c, Khoản 1, Điều 29 của Pháp lệnh này được chọn hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Điểm c hoặc Điểm d, Khoản này.”
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp bệnh binh đồng thời là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh, dị dạng, dị tật liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học và sinh con dị dạng, dị tật thì được chọn hưởng một trong 2 hình thức sau: 
+ Khám giám định tổng hợp tỷ lệ tổn thương cơ thể của bệnh binh và chất độc hóa học để hưởng trợ cấp hằng tháng bệnh binh tương ứng với tỷ lệ tổn thương cơ thể sau khi giám định;
+ Hưởng trợ cấp hằng tháng đối với bệnh binh và trợ cấp hằng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% đến 60%.
Hỏi: Xin cho biết chế độ ưu đãi đối với thân nhân của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học?
Trả lời: Theo quy định tại Điều 31, Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 ngày 9/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thì thân nhân của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng chế độ ưu đãi như sau:
1. Trợ cấp hằng tháng đối với con đẻ bị dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên.
2. Bảo hiểm y tế đối với những người sau đây:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
b) Con đẻ bị dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
c) Người phục vụ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình.
3. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất như sau:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;
b) Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng và trợ cấp nuôi dưỡng hằng tháng.
4. Con đẻ bị dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên được cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;
5. Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được ưu tiên trong tuyển sinh và tạo việc làm, được hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
6. Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 3 tháng trợ cấp hằng tháng hiện hưởng khi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con đẻ đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.
7. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng trong trường hợp sau đây:
a) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết;
b) Con đẻ bị dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết.

Hỏi: Đề nghị cho biết, bố tôi là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể 81%, đang sống tại gia đình có trợ cấp người phục vụ. Đồng thời, bố tôi cũng là thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể 81%, trong hồ sơ thương binh có ghi được hưởng trợ cấp người phục vụ. Vậy, bố tôi có được hưởng 2 suất trợ cấp người phục vụ không?  
Trả lời: Tại khoản 3 Điều 6 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định: 
 Người có công với cách mạng thuộc nhiều đối tượng thì được hưởng trợ cấp, phụ cấp của nhiều đối tượng; đối với trợ cấp người phục vụ và chế độ ưu đãi quy định tại khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này thì chỉ hưởng mức cao nhất của một chế độ ưu đãi.”
Căn cứ quy định nêu trên thì trường hợp bố của bạn chỉ được hưởng một trợ cấp người phục vụ.
Hỏi: Đề nghị cho biết: Bố tôi nhập ngũ năm 1968, chiến đấu tại chiến trường miền Nam, về phục viên năm 1975. Năm 2020, bố tôi đi khám bệnh và bệnh viện kết luận mắc bệnh ung thư vòm họng. Nghe bạn bè hướng dẫn, bố tôi đã làm hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học gửi cơ quan chính sách, nhưng được trả lời, bệnh ung thư vòm họng không thuộc Danh mục bệnh để giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Vậy, cơ quan chính sách trả lời như vậy có đúng không? 
Trả lời: Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học quy định tại phụ lục V (kèm theo Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ) bao gồm bệnh, tật như sau: 
1. Ung thư phần mềm (Soft tissue sarcoma).
2. U lympho không Hodgkin (Non - Hodgkin’s lymphoma).
3. U lympho Hodgkin (Hodgkin’s disease).
4. Ung thư phế quản - phổi (Lung and Bronchus cancer).
5. Ung thư khí quản (Trachea cancer).
6. Ung thư thanh quản (Larynx cancer).
7. Ung thư tiền liệt tuyến (Prostate cancer).
8. Ung thư gan nguyên phát (Primary liver cancers).
9. Bệnh đa u tủy xương ác tính (Kahler’s disease).
10.Bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính hoặc bán cấp tính (Acute, subacute peripheral neuropathy).
11. Bệnh trứng cá do clo (Chloracne).
12. Bệnh đái tháo đường type 2 (Type 2 Diabetes).
13. Bệnh Porphyrin xuất hiện chậm (Porphyria cutanea tarda).
14. Bất thường sinh sản (Unusual birth): Vô sinh.
15. Các rối loạn tâm thần (Mental disorders): Quy định cụ thể tại Phần II phụ lục này.
16. Các dị dạng, dị tật bẩm sinh: Quy định cụ thể tại Phần III phụ lục này.
17. Tật gai sống chẻ đôi (Spina Bifida).
Đối chiếu với quy định nêu trên, bệnh ung thư vòm họng không thuộc Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học. Do vậy, bố của bạn mắc bệnh ung thư vòm họng thì chưa đủ cơ sở để xem xét giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
Hỏi: Tôi lập hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, nhưng cơ quan chính sách trả về vì Quyết định phục viên của tôi chỉ ghi ký hiệu, phiên hiệu đơn vị, không thể hiện rõ địa bàn hoạt động. Tôi phải làm gì và liên hệ với cơ quan nào để được giải mã phiên hiệu đơn vị để làm căn cứ giải quyết chế độ?
Trả lời:  Điều 55 Nghị định 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp giấy xác nhận giải mã phiên hiệu, ký hiệu, thời gian, địa bàn hoạt động của đơn vị, như sau:
1. Cá nhân làm đơn gửi Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh nơi thường trú kèm theo một trong các giấy tờ quy định tại các điểm b, c khoản 1 Điều 54 Nghị định này.
2. Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn và giấy tờ, có trách nhiệm cấp giấy xác nhận thông tin giải mã phiên hiệu, ký hiệu, thời gian, địa bàn hoạt động theo quy định tại Mẫu số 37 Phụ lục I Nghị định này.”
Căn cứ quy định trên, ông làm đơn kèm bản sao được chứng thực Quyết định phục viên gửi Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh nơi thường trú.
Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh có trách nhiệm xem xét cấp giấy xác nhận thông tin giải mã phiên hiệu, ký hiệu, thời gian, địa bàn hoạt động theo quy định.
Hỏi: Ông Nguyễn Văn Thành ở tỉnh Khánh Hòa hỏi: Tôi là thương binh đồng thời là bệnh binh, hiện đang hưởng trợ cấp bệnh binh và không được hưởng chế độ thương binh. Tôi mới được biết Nhà nước có quy định cho thương binh đồng thời là bệnh binh hưởng thêm một chế độ trợ cấp. Vậy, tôi có được hưởng thêm trợ cấp thương binh không? liên hệ với cơ quan nào để được giải quyết? và được hưởng thêm trợ cấp từ khi nào?
Trả lời: Tại khoản 3 Điều 45 Nghị định 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định: “ Đối với trường hợp thương binh đồng thời là bệnh binh hoặc người hưởng chế độ mất sức lao động thì hưởng thêm một chế độ trợ cấp hằng tháng kể từ tháng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp, phụ cấp ưu đãi”.Và tại Điều 43 Nghị định 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định về hồ sơ, thủ tục giải quyết hưởng thêm một chế độ trợ cấp đối với thương binh đồng thời là bệnh binh.
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp của ông được xem xét hưởng thêm trợ cấp thương binh. Thời gian được hưởng thêm trợ cấp kể từ tháng Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.
Đề nghị ông liên hệ với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi cư trú để được xem xét, hướng dẫn, giải quyết theo quy định.
Hỏi: Đề nghị cho biết hồ sơ, thủ tục giải quyết hưởng thêm một chế độ trợ cấp đối với thương binh đồng thời là bệnh binh?
Trả lời: Tại Điều 43 Nghị định 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định về hồ sơ, thủ tục giải quyết hưởng thêm một chế độ trợ cấp đối với thương binh đồng thời là bệnh binh như sau: 
1. Cá nhân làm đơn đề nghị theo Mẫu số 19 Phụ lục I Nghị định này gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đang thường trú.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 12 ngày kể từ ngày nhận được đơn, có trách nhiệm đối chiếu hồ sơ đang quản lý để ban hành quyết định hưởng thêm chế độ trợ cấp ưu đãi theo Mẫu số 62 Phụ lục I Nghị định này. Trợ cấp, phụ cấp đối với thương binh được xác định theo biên bản giám định thương tật cuối cùng.
Trường hợp hồ sơ thương binh được công nhận từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước không còn giấy tờ thể hiện tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tật hoặc thất lạc thì trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn, có văn bản đề nghị Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công chức quốc phòng, công nhân và viên chức quốc phòng trong quân đội) hoặc thủ trưởng Cục Tổ chức cán bộ, Bộ Công an (đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong công an) cấp bản trích lục hồ sơ thương binh làm căn cứ để giải quyết chế độ”.
Theo đó, ông làm đơn theo mẫu gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi đang cư trú để được xem xét hướng dẫn, giải quyết theo quy định.

Hỏi: Hiện nay ở Việt Nam con số những người trực tiếp bị nhiễm chất độc da cam và số những người gián tiếp ảnh hưởng bởi chất độc này là bao nhiêu?
Trả lời: Theo tính toán của các nhà khoa học mà đại diện là Giáo sư J.M.Stellman, trường đại học Columbia-Hoa Kỳ, có đến 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm; trong đó hơn 3 triệu người là nạn nhân chất độc da cam.
(Phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin là sự tiếp xúc và xâm nhập của chất độc này vào trong cơ thể. Sự phơi nhiễm có thể là trực tiếp do bị phun rải trong thời kỳ chiến tranh hoặc ở vùng có tồn lưu dioxin cao trong môi trường, thông qua con đường ăn uống là chủ yếu.
 Nạn nhân CĐDC là những người bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin do quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, bị bệnh tật, suy giảm khả năng lao động, hoặc vô sinh, hoặc có con cháu dị dạng, dị tật và con, cháu, chắt của họ chịu hậu quả sinh học của sự phơi nhiễm đó, bị suy giảm khả năng lao động, dị dạng, dị tật).
Hỏi: Không chỉ con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH và đến giờ thì di chứng của chất độc này còn truyền đến đời cháu của họ nữa. Vậy những người không may bị nhiễm chất độc qua ông bà của mình hiện nay có được hưởng chính sách gì không?
Trả lời: Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm đến chế độ, chính sách đối với NNCĐDC. Với những người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH và con đẻ của họ được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Với các nạn nhân khác, kể cả cháu, chắt hưởng theo chính sách bảo trợ xã hội, tùy theo mức độ suy giảm khả năng lao động.
Cụ thể:   
I. Phân loại mức độ khuyết tật:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng: không còn khả năng tự phục vụ hoặc suy giảm khả năng lao động 81% trở lên; 
b) Người khuyết tật nặng: có khả năng tự phục vụ sinh hoạt nếu có người hoặc phương tiện trợ giúp một phần hoặc suy giảm khả năng lao động từ 61-80%; 
c) Người khuyết tật nhẹ: có khả năng tự phục vụ sinh hoạt hoặc suy giảm khả năng lao động dưới 61%.
II. Chế độ, chính sách đối với người khuyết tật (NKT):
Ngoài các chính sách về tạo việc làm, miễn giá vé, giá dịch vụ, thực hiện lộ trình cải tạo công trình công cộng, phương tiện giao thông tiếp cận, trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng như sau:
a) Đối tượng sống tại gia đình:
- NKT đặc biệt nặng: hệ số 2,0 tính trên mức chuẩn;
- NKT đặc biệt nặng là người cao tuổi, NKT đặc biệt nặng là trẻ em: hệ số 2,5 tính trên mức chuẩn;
- NKT nặng: hệ số 1,5 tính trên mức chuẩn;
- NKT nặng là người cao tuổi, NKT nặng là trẻ em: hệ số 2,0 tính trên mức chuẩn;
b) NKT khi chết được hỗ trợ tiền mai táng phí bằng mức hỗ trợ đối tượng bảo trợ xã hội.
Mức chuẩn hiện nay được Chính phủ quy định là: 360.000 đồng. 
Hỏi: Với vai trò của mình, thời gian gần đây, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã có những việc làm cụ thể như thế nào để chăm sóc đối tượng bị nhiễm CĐHH?
Trả lời: Một trong những nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước giao cho Hội là vận động nguồn lực, chăm sóc giúp đỡ nạn nhân. Từ ngày thành lập (1/2004) đến nay Hội đã vận động trên 3.900 tỷ đồng để chăm sóc giúp đỡ NNCĐDC bằng nhiều hình thức, thăm hỏi, tặng quà nhân ngày lễ, tết; trợ giúp bão lũ, khó khăn; trợ giúp làm, sửa nhà, khám chữa bệnh, vay vốn sản xuất, trợ cấp học bổng…
Hỏi: Điều kiện để người bị nhiễm chất độc da cam được cấp Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH được quy định cụ thể như thế nào?
Trả lời: Theo qui định tại Điều 29, Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14, ngày 09/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều kiện, tiêu chuẩn người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH là:
Người đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong khoảng thời gian từ ngày 1 tháng 8 năm 1961 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng CĐHH ở chiến trường B, C, K và một số địa danh thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị bị nhiễm CĐHH dẫn đến một trong các trường hợp sau thì được cơ quan có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH”:
a) Mắc bệnh có liên quan đến phơi nhiễm CĐHH có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21% trở lên;
b) Vô sinh;
c) Sinh con dị dạng, dị tật.
Hỏi: Con đẻ của người bị nhiễm CĐHH 81% thì có được chế độ đối với người phục vụ hay không? Từ 1/7 có được tăng trợ cấp hay không?
Trả lời:

- Theo qui định hiện hành con đẻ của người bị nhiễm CĐHH 81% không có được chế độ đối với người phục vụ.

  • Theo qui định tại Nghị định số 55/2023/NĐ-CP ngày 21/7/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP ngày 24/4/2021 của Chính phủ quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, Trong đó, qui định mức chuẩn trợ cấp ưu đãi nâng từ 1.624.000 lên mức 2.055.000đ, được thực hiện kể từ ngày 01/7/2023. Như vậy trợ cấp của con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH được tăng trợ cấp.
    Hỏi: Năm 2003, tôi được giải quyết chế độ CĐHH ở mức 2. Đến năm 2013 bị xếp xuống mức 3. Tại sao?  
    Trả lời: Trước năm 2013, theo qui định của Pháp lệnh số 26/2005/PLUBTVQH11 và Nghị định số 54/2006/NĐ-CP ngày 26/5/2006 của Chính phủ, chế độ trợ cấp ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH theo mức độ suy giảm khả năng lao động theo 2 mức: 81% trở lên và dưới 81%.  Pháp lệnh số 04/2012/PLUBTVQH13 ngày 16/7/2012; Nghị định số 31/2013/NĐ-CP của Chính phủ qui định chế độ trợ cấp ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH theo mức độ suy giảm khả năng lao động theo 4 mức: suy giảm khả năng lao động từ 21%-40%; suy giảm khả năng lao động từ 41%-60%; suy giảm khả năng lao động từ 61%-80%; suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên. Đồng thời Pháp lệnh qui định người được hưởng trước ngày 1/9/2012, số đang hưởng mức 81% trở lên tiếp tục hưởng chế hiện hưởng. Người hưởng mức dưới 81% thì tiếp tục hưởng chế độ cho đến hết 31/12/2012 và được chuyển sang mức 41%-60% (mức 3). Trường hợp người hưởng mức trợ cấp 41%-60% mà có nhu cầu thì có thể được giám định lại và mức hưởng trợ cấp tương ứng theo mức tại kết quả giám định.
    Hỏi: Tôi có thời gian hoạt động kháng chiến ở chiến trường miền Nam vùng quân đội Mỹ sử dụng CĐHH, nay bị mắc bệnh ung thư trực tràng có thuộc một trong những bệnh làm căn cứ lập hồ sơ giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH hay không?
    Trả lời: Theo danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm CĐHH kèm theo Nghị định số 131/2021/NĐ-CP của Chính phủ thì bệnh ung thư trực tràng không thuộc một trong những bệnh làm căn cứ lập hồ sơ giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH.
    Hỏi: Tôi đang hưởng chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH từ năm 2011, bị mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, tỷ lệ suy giảm khả năng lao động 35%. Hiện nay, do biến chứng của căn bệnh tiểu đường tuýp 2, tôi bị mờ hai mắt, huyết áp cao. Vậy tôi có được đi giám định lại khả năng lao động để nâng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động hay không?
    Trả lời: Hiện tại chưa có qui định về việc giám định lại đối với đối tượng là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH. Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam đã nhiều lần phản biện, kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước về nội dung này.
    Hỏi: Ông nội tôi bị nhiễm CĐHH suy giảm khả năng lao động 81%. Ông tôi mới qua đời thì bà nội tôi có được Nhà nước hỗ trợ gì không? Có được trợ cấp hàng tháng hay không?
    Trả lời: Theo qui định tại Điều 31, Pháp lệnh số 02/2020/PLUBTVQH14:
    1. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất như sau:
    a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động, con chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nậng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;
    b) Cha đẻ, mẹ đẻ sống cô đơn, vợ hoặc chồng đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động sống cô đơn, con mồ côi cả cha mẹ chưa đủ 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng và trợ cấp nuôi dưỡng hằng tháng.
    2. Trợ cấp một lần đối với thân nhân với mức bằng 3 tháng trợ cấp hằng tháng hiện hưởng khi người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH, con đẻ đang hưởng trợ cấp hằng tháng chết.
    3. Trợ cấp mai táng đối với người hoặc tổ chức thực hiện mai táng.
    Hỏi: Chồng tôi đang hưởng chế độ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH. Con tôi nay 14 tuổi bị dị dạng, dị tật (lùn, sứt môi,…); từ nhỏ đến nay chưa nằm viện nên không có tóm tắt bệnh án điều trị. Vậy có được xem xét lập hồ sơ giải quyết chế độ đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH không?
    Trả lời: Theo qui định hiện hành, con bạn đủ điều kiện lập hồ sơ giải quyết chế độ đối với con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH. Bạn gặp ngành lao động TB-XH địa phương để được hướng dẫn cụ thể.
    Hỏi: Tôi đang hưởng chế độ đối với người nhiễm CĐHH 65% thì sau này khi 80 tuổi có được hưởng chế độ đối với người cao tuổi nữa hay không?
    Trả lời: Đây là qui định của 2 văn bản pháp luật khác nhau. Đủ điều kiện theo qui định của từng văn bản đều được hưởng chế độ.
    Hỏi: Trường hợp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH đã lập hồ sơ và được Hội đồng giám định y khoa kết luận có mắc bệnh thuộc danh mục bệnh, tật liên quan đến phơi nhiễm với CĐHH tỷ lệ từ 21% trở lên và có đủ giấy tờ chứng minh thời gian và địa bàn ở vùng Mỹ rải CĐHH, từ trần trước ngày giám đốc Sở LĐTBXH ra quyết định hưởng chế độ ưu đãi thì chế độ được giải quyết như thế nào?
    Trả lời: Đây là qui định pháp lý, khi chưa có quyết định của cơ quan quản lý nhà nước về chính sách thì chưa được hưởng.
    Hỏi: Tôi lập hồ sơ và hưởng trợ cấp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH từ năm 2010, đồng thời là thương binh. Trong hồ sơ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH có Biên bản giám định y khoa tỷ lệ 70%. Tuy nhiên, khi điều chỉnh trợ cấp theo quy định tại Nghị định 31, Sở LĐTBXH điều chỉnh trợ cấp cho tôi xuống mức tỷ lệ giảm khả năng lao động từ 41-61% mà không căn cứ vào Biên bản giám định y khoa có tỷ lệ 70%, như vậy có đúng không?
    Trả lời: Theo qui định tại khoản 3, điều 6 Pháp lệnh số 02: Người có công với cách mạng thuộc nhiều đối tượng thì được hưởng trợ cấp, phụ cấp của nhiều đối tượng; đối với trợ cấp người phục vụ và chế độ ưu đãi quy định tại khoản 2 Điêu 5 của Pháp lệnh này thì chỉ hưởng mức cao nhất của một chế độ ưu đãi.
    Tuy nhiên, tại tiết c, khoản 1, điều 31, Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ LĐTBXH thì “Tổng tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật không vượt quá 100%. Trường hợp vượt quá 100% thì tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do bệnh tật làm căn cứ hưởng trợ cấp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH được xác định bằng 100% trừ đi tỷ lệ suy giảm khả năng lao động do thương tật.”. Như vậy tại thời điểm đó qui định mức bạn hưởng trợ cấp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH mức 41-61% là đúng qui định.
    Hỏi: Tôi nhập ngũ năm 1972 thuộc D3-E48-F320A-QDD, hoạt động chủ yếu ở chiến trường B3 - Tây Nguyên bao gồm các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk. Năm 1975, tôi tham gia chiến dịch Tây Nguyên, chiến dịch Hồ Chí Minh. Năm 1977, tôi xuất ngũ về địa phương. Hiện những đồng đội cùng nhập ngũ, cùng đơn vị, cùng hoạt động trên một chiến trường với tôi có người được hưởng trợ cấp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH, có người không được hưởng, tôi cũng chưa được giải quyết chế độ. Tôi xin hỏi, việc giải quyết chế độ, chính sách này dựa trên cơ sở nào? Tại sao cùng nhập ngũ, cùng đơn vị, cùng hoạt động trên một chiến trường, cùng thời gian hoạt động như nhau mà người được hưởng, người không?
    Trả lời: Điều kiện để giải quyết chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH thực hiện theo qui định tại Điều 29, Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14, ngày 09/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đó là điều kiện cần và đủ (Tại câu 4 trên).
    Những người cùng nhập ngũ, cùng đơn vị, cùng chiến trường mới là điều kiện cần; còn điều kiện đủ là mắc 1 trong 17 bệnh theo qui định thì có thể không giống nhau. Vì vậy có người được hưởng chế độ (2 điều kiện), có người không được hưởng (1 điều kiện).
    Hỏi: Tôi đang hưởng chế độ thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể 61%. Tôi làm hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH và được cơ quan có thẩm quyền kết luận mắc bệnh liên quan đến phơi nhiễm với CĐHH tỷ lệ tổn thương cơ thể 61%. Vậy tôi có được hưởng cả hai chế độ trợ cấp: thương binh và người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH không?
    Trả lời: Theo qui định tại khoản 3, điều 6 Pháp lệnh số 02/2020/PLUBTVQH14 về nguyên tắc hưởng các chế độ: Người có công với cách mạng thuộc nhiều đối tượng thì được hưởng trợ cấp, phụ cấp của nhiều đối tượng; đối với trợ cấp người phục vụ và chế độ ưu đãi quy định tại khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này thì chỉ hưởng mức cao nhất của một chế độ ưu đãi.
    Hỏi: Đề nghị cho biết cần giấy tờ gì để làm căn cứ lập hồ sơ giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học? Quy định tại văn bản nào?
    Trả lời: 
    Điều 54 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định về căn cứ lập hồ sơ giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Một trong các giấy tờ sau đây có ghi nhận thời gian tham gia kháng chiến tại vùng quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học:
    a) Giấy X Y Z.
    b) Bản sao được chứng thực từ một trong các giấy tờ sau: quyết định phục viên, xuất ngũ; giấy chuyển thương, chuyển viện, giấy điều trị; lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân; lý lịch công an nhân dân; hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; Huân chương, Huy chương chiến sĩ giải phóng; hồ sơ khen thưởng thành tích tham gia kháng chiến, hồ sơ người có công được xác lập trước ngày 01 tháng 01 năm 2000.
    c) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền ban hành, xác nhận trước ngày 01 tháng 01 năm 2000.
    Trường hợp các giấy tờ: quyết định phục viên, xuất ngũ; giấy chuyển thương, chuyển viện, giấy điều trị; lý lịch cán bộ; lý lịch đảng viên; lý lịch quân nhân; lý lịch công an nhân dân; hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; Huân chương, Huy chương chiến sĩ giải phóng; hồ sơ khen thưởng thành tích tham gia kháng chiến, hồ sơ người có công được xác lập trước ngày 01 tháng 01 năm 2000 chỉ thể hiện phiên hiệu, ký hiệu đơn vị thì kèm theo giấy xác nhận thông tin giải mã phiên hiệu, ký hiệu, thời gian, địa bàn hoạt động của đơn vị (theo Mẫu số 37 Phụ lục I Nghị định này).
    Hỏi: Tôi đang hưởng chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, có con đẻ bị dị tật bẩm sinh ở bàn chân trái. Tôi làm hồ sơ đề nghị cho cháu được hưởng trợ cấp hàng tháng vì có dị tật liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học. Tuy nhiên, từ bé đến nay, cháu chưa đi điều trị ở bệnh viện, nên không có bệnh án. Vậy, cháu cần phải cung cấp giấy tờ gì để lập hồ sơ giải quyết chế độ cho cháu? Liên hệ với cơ quan nào để được giải quyết?
    Trả lời: Tại khoản 2 Điều 54 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định về một trong các giấy tờ ghi nhận mắc bệnh hoặc dị dạng, dị tật để làm căn cứ lập hồ sơ, trong đó có quy định: “Giấy xác nhận dị dạng, dị tật bẩm sinh của các cơ sở y tế cấp xã trở lên đối với con đẻ chưa khám bệnh, chữa bệnh về các dị dạng, dị tật (theo Mẫu số 39 Phụ lục I Nghị định này)”.
    Theo đó, trường hợp con đẻ của ông bị dị tật nhưng chưa được khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế thì chỉ cần giấy xác nhận dị dạng, dị tật của các cơ sở y tế cấp xã trở lên để làm căn cứ lập hồ sơ xem xét, giải quyết chế độ ưu đãi.
    Đề nghị ông liên hệ với cơ sở y tế để được cấp giấy xác nhận về tình trạng dị dạng, dị tật và liên hệ với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để được xem xét hướng dẫn, giải quyết theo thẩm quyền.
    Hỏi: Tôi được biết Danh mục bệnh, dị dạng, dị tật liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học do Bộ Y tế ban hành có bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính và bán cấp tính. Tuy nhiên, tôi mang hồ sơ nộp cho cơ quan chính sách đề nghị giải quyết thì được trả lời là hồ sơ của tôi không đủ điều kiện. Vậy, lý do vì sao?
    Trả lời: Tại khoản 2 Điều 54 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định về một trong các giấy tờ ghi nhận mắc bệnh hoặc dị dạng, dị tật để làm căn cứ lập hồ sơ giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, có quy định: “Giấy tờ do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền ban hành được xác lập từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước ghi nhận mắc bệnh thuộc nhóm bệnh thần kinh ngoại biên trong thời gian từ một đến năm tuần sau phơi nhiễm đối với trường hợp mắc bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính hoặc bán cấp tính theo quy định tại Phụ lục V Nghị định này.”
    Như vậy, trường hợp của ông phải cung cấp giấy tờ do cơ quan, đơn vị có thẩm quyền ban hành được xác lập từ ngày 30/4/1975 trở về trước ghi nhận mắc bệnh thuộc nhóm bệnh thần kinh ngoại biên. Hồ sơ của ông chưa có giấy tờ xác lập từ ngày 30/4/1975 trở về trước ghi nhận mắc bệnh thuộc nhóm bệnh thần kinh ngoại biên nên chưa đủ điều kiện giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
    Hỏi: Đề nghị cho biết, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên từ trần, khi đó vợ chưa đủ tuổi theo quy định (khoản 2 Điều 169 Bộ Luật Lao động) thì vợ có được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không? 
    Trả lời: Tại điểm d khoản 3 Điều 125 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định : “Trường hợp khi thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết mà cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng chưa đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động thì được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng khi đủ tuổi”.
    Theo đó, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên chết, tại thời điểm người chồng chết vợ chưa đủ tuổi theo quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động thì đến khi đủ tuổi được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
    Hỏi:  Đề nghị cho biết thời điểm hưởng trợ cấp hằng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học và con đẻ bị dị dạng, dị tật của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học?
    Trả lời: Căn cứ quy định tại Điều 59 Nghị định 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ, thì:
    1. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng trợ cấp, phụ cấp hằng tháng kể từ tháng Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền ban hành Biên bản giám định y khoa.
    2. Trường hợp hồ sơ lập theo quy định “có con đẻ bị dị dạng, dị tật đã được hưởng chế độ ưu đãi mà bố (mẹ) chưa được công nhận là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học” thì được hưởng trợ cấp hằng tháng kể từ tháng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi.
    3. Trường hợp hồ sơ lập theo quy định “có vợ hoặc có chồng nhưng không có con đẻ” được hưởng trợ cấp hằng tháng kể từ tháng Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định trợ cấp ưu đãi.
  • Hỏi: Đề nghị cho biết Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng chế độ ưu đãi như thế nào? Quy định tại văn bản nào? Liên hệ với cơ quan nào để được giải quyết?
    Trả lời:  Căn cứ quy định tại Điều 30 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng chế độ ưu đãi như sau:
    1. Trợ cấp hằng tháng
    2. Phụ cấp hằng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81 % trở lên.
    3. Trợ cấp người phục vụ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình.
    4. Bảo hiểm y tế.
    5. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.
    6. Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên; 
    7. Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở;
    8. Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước;
    9. Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên khoán bảo vệ và phát triển rừng;
    10. Vay vốn ưu đãi để sản xuất kinh doanh;
    11. Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.
    Đề nghị liên hệ với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi cư trú để được xem xét giải quyết theo thẩm quyền.
    Hỏi: Tôi là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, có con đẻ bị dị dạng, dị tật. Hội đồng giám định y khoa kết luận cháu bị dị dạng, dị tật liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học, tỷ lệ tổn thương cơ thể là 60%. Nhưng cháu không được giải quyết hưởng trợ cấp hàng tháng, vậy có đúng không? Cần liên hệ với cơ quan nào để được giải quyết.
    Trả lời: Tại Khoản 1 Điều 31 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định: “Trợ cấp hằng tháng đối với con đẻ bị dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên”.
     Căn cứ quy định nêu trên thì trường hợp con đẻ bị dị dạng, dị tật của ông, Hội đồng giám định y khoa kết luận tỷ lệ tổn thương cơ thể là 60%, nên không được hưởng trợ cấp hàng tháng là đúng quy định.
    Nếu còn vướng mắc, đề nghị ông liên hệ với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi cư trú để được xem xét trả lời cụ thể.
    Hỏi: Bố tôi là người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hàng tháng và sống tại gia đình. Do mắc bệnh liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học, đến nay bố tôi bị liệt nửa người, không đi lại được, rất cần một chiếc xe lăn. Vậy, bố tôi có được Nhà nước cấp tiền để mua xe lăn không? Nếu có thì làm thủ tục hồ sơ như thế nào? Liên hệ với cơ quan nào để được giải quyết?
    Trả lời: 
    * Căn cứ quy định tại Điều 88 và Điều 89 Nghị định 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ thì người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được cấp tiền mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc bệnh viện cấp tỉnh trở lên cấp (bao gồm cả bệnh viện quân đội, công an).
    Theo đó, trường hợp bố của Bạn được cấp tiền mua xe lăn hoặc xe lắc hoặc phương tiện thay thế bằng mức tiền cấp mua xe lăn hoặc xe lắc.
    * Thủ tục hồ sơ, quy trình cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình như sau:
    Căn cứ tại Điều 90 Nghị định 131/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ quy định về hồ sơ, thủ tục, cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình thì bố của bạn cần làm đơn đề nghị (theo Mẫu quy định tại nghị định này) kèm giấy khám và chỉ định việc sử dụng phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng do cơ sở chỉnh hình và phục hồi chức năng thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc bệnh viện cấp tỉnh trở lên cấp (bao gồm cả bệnh viện quân đội, công an) gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. 
    Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm nhận các giấy tờ và kiểm tra, đối chiếu, lập danh sách người được cấp sổ theo dõi phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng (theo Mẫu) kèm các giấy tờ liên quan gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
     Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu, ban hành quyết định cấp tiền mua phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình và lập Sổ theo dõi.
    Hỏi: Đề nghị cho biết con đẻ bị dị dạng, dị tật của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng chế độ ưu đãi như thế nào:
    Trả lời: Căn cứ quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 02/2020/UBTVQH14 ngày 09/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì trường hợp con đẻ bị dị dạng, dị tật, có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được hưởng các chế độ ưu đãi như sau:
    - Được hưởng trợ cấp hàng tháng
    - Được cấp thẻ bảo hiểm y tế
    - Được cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng
    - Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
    - Khi từ trần người tổ chức mai táng được nhận trợ cấp mai táng phí.

(Còn nữa)

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác