• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Nghệ An: Kỷ niệm 1310 năm khởi nghĩa Hoan Châu và đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

Ngày 27/1/2023, UBND tỉnh Nghệ An ban hành Kế hoạch số 44/KH-UBND tổ chức Lễ kỷ niệm 1310 năm khởi nghĩa Hoan Châu (713-2023); đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Vua Mai Hắc Đế và Lễ hội Đền Vua Mai năm 2023 diễn ra tại huyện Nam Đàn.
Một trong những hoạt động của Lễ hội Vua Mai được tổ chức hàng năm tại huyện Nam Đàn

Tự hào truyền thống xưa

Sử sách chép rằng, Mai Thúc Loan (sinh vào khoảng cuối thế kỷ 7, mất năm 722) ở động Cồn Chèm (làng Ngọc Trừng, xã Nam Thái, huyện Nam Đàn, Nghệ An). Khi còn nhỏ, ông trải qua muôn nỗi đắng cay, tủi nhục của một cậu bé mồ côi. Theo truyện Hương lãm Mai Đế ký thì Mai Thúc Loan có cha tên là Mai Sinh và mẹ là Vương Thị. Khi sinh ra Mai Thúc Loan, ông bà Mai Sinh căn cứ vào một giấc mộng của bà lúc sắp sinh để đặt tên con là Phượng, tên tự là Thúc Loan, để ghi lại cái điềm được thấy trong giấc mộng.

Cũng may, Mai Thúc Loan được một người bạn của cha tên là Đinh Thế đem Mai Thúc Loan về nuôi, coi ông như con đẻ và sau đó gả con gái Ngọc Tô cho ông. Ông vốn là người rất khỏe và sáng dạ, nổi tiếng giỏi vật cả một vùng…

Tháng 4 năm 713, Mai Thúc Loan lên ngôi vua, sử gọi ông là Mai Hắc Đế. Theo Việt điện u linh, Mai Hắc Đế mang mệnh thủy tức là nước, mà nước được tượng trưng là màu đen. Vì vậy, ông lấy hiệu là Hắc Đế để hợp với mệnh của mình chứ không phải là do màu da đen do nhiều người truyền tụng. Sau khi lên ngôi vua, ông cho xây thành lũy, lập kinh đô Vạn An (thị trấn Nam Đàn hiện nay), tích cực rèn tập tướng sỹ. Cuộc nổi dậy của ông được hưởng ứng rộng rãi ở trong nước và có cả sự liên kết với Lâm Ấp và Chân Lạp. Khởi nghĩa Hoan Châu do Mai Thúc Loan lãnh đạo nổ ra vào năm Khai Nguyên thứ nhất đời vua Đường Huyền Tông ở Trung Hoa, tức năm Quý Sửu (năm 713). Khởi nghĩa nổ ra tại Rú Đụn, còn gọi là Hùng Sơn (Nghệ An).

Lãnh đạo Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An làm việc với huyện Nam Đàn về công tác tổ chức Lễ hội Đền Vua Mai năm 2023

Tính từ thời điểm đánh chiếm Hoan Châu, lên ngôi vua, củng cố lực lượng, Mai Thúc Loan đã giải phóng toàn bộ đất nước và giữ vững nền độc lập trong 10 năm (713 - 722). Cũng từ sau cuộc khởi nghĩa này, nhà Đường không bắt dân An Nam đô hộ phủ nộp cống vải quả hằng năm nữa.

Để tưởng nhớ công ơn của ông, nhân dân đã xây dựng Đền thờ Mai Hắc Đế, còn gọi Đền thờ Vua Mai, tại làng Hương Lãm, tổng Nộn Liễu, nay thuộc Thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn (Nghệ An). Từ trăm năm trước, nơi đây đã là ngôi đền uy linh. Năm 1996, Đền được công nhận Di tích lịch sử văn hóa. Và, năm 2023 này, Đền thờ Vua Mai Hắc Đế và Lễ hội Đền vua Mai được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.

Tri ân của thế hệ hôm nay

Lễ kỷ niệm được tổ chức nhằm góp phần thiết thực tưởng nhớ, tri ân công lao của Vua Mai Hắc Đế và giá trị lịch sử, tầm ảnh hưởng của cuộc khởi nghĩa Hoan Châu trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Tôn vinh và khẳng định giá trị của di tích lịch sử Đền thờ Vua Mai Hắc Đế, gắn với công lao của anh hùng dân tộc Mai Thúc Loan và khởi nghĩa Hoan Châu chống xâm lược nhà Đường ở thế kỷ VIII. Thông qua việc tổ chức Lễ kỷ niệm nhằm giáo dục truyền thống, nâng cao lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước, yêu quê hương, góp phần vào công cuộc xây dựng quê hương Nghệ An đổi mới và phát triển. Đồng thời, là dịp để tuyên truyền, quảng bá tiềm năng, thế mạnh, các giá trị văn hóa đặc sắc của huyện Nam Đàn; quảng bá giá trị văn hóa tâm linh của di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Vua Mai Hắc Đế.

Lễ hội năm nay diễn ra từ ngày 3 đến 5/2/2023 (tức ngày 13 - 15 tháng Giêng, Quý Mão)

Sự kiện diễn ra từ ngày 3 đến 5/2/2023 (tức từ tối ngày 13 – 15 tháng Giêng) tại sân hành lễ Khu lăng, Mộ Vua Mai Hắc Đế, thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn, do UBND tỉnh (thông qua Sở Văn hóa và Thể thao) chủ trì và phối hợp với UBND huyện Nam Đàn tổ chức với nhiều nội dung phong phú và đặc sắc cả phần Lễ và phần Hội.

Tại Lễ kỷ niệm, cùng với việc công bố, trao Quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt Đền thờ Vua Mai Hắc Đế, là chương nghệ thuật “Hào khí Vạn An”; phục vụ du khách thập phương đến dự Hội lễ. Chương trình nghệ thuật còn được Phát thanh- Truyền hình trực tiếp trên các phương tiện truyền thông đại chúng khác.

Uyên Nhi, Khánh Huyền

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Cội nguồn đoàn kết dân tộc

    Cội nguồn đoàn kết dân tộc

    Hằng năm, cứ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương (ngày 10-3 Âm lịch), người Việt dù ở nơi đâu cũng tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng hướng về cội nguồn, bởi từ bao đời nay, trong tâm thức của "con Lạc cháu Hồng", Hùng Vương là vị vua ...
    Nghệ An: Thành phố Vinh khánh thành tượng V.I.Lênin

    Nghệ An: Thành phố Vinh khánh thành tượng V.I.Lênin

    Sáng 16/4, tại thành phố Vinh, 2 tỉnh Nghệ An và Ulyanovsk (Liên bang Nga) phối hợp Thành ủy, UBND thành phố Vinh, trang trọng tổ chức Lễ tiếp nhận và khánh thành tượng V.I.Lê-nin, một dấu mốc quan trọng trong mối quan hệ hữu ...