• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ MỐI LIÊN HỆ GIỮA CHẤT ĐỘC HÓA HỌC/DIOXIN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN UNG THƯ Ở NGƯỜI

Dioxin được cho là hóa chất độc hại nhất được biết đến hiện nay trong khoa học. Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu dịch tễ về mối liên hệ giữa dioxin và sự phát triển ung thư ở người cho phép đưa ra những kết luận sau: (1)- Kết quả nghiên cứu dịch tễ khẳng định mối liên hệ giữa dioxin và sự phát triển ung thư ở người. (2)- Tỉ lệ mắc ung thư ở các cựu chiến binh Việt Nam bị ảnh hưởng chất độc da cam cao hơn nhiều so với kết quả của các nghiên cứu đã công bố trên thế giới. (3)- Cần tiếp tục tiến hành các nghiên cứu dịch tễ về mối liên hệ giữa dioxin và ung thư ở những vùng, những đối tượng bị ảnh hưởng của chất độc da cam trong chiến tranh ở Việt Nam. (4)- Các nghiên cứu dịch tễ về mối liên hệ giữa dioxin và ung thư cần được tiến hành trên cơ sở thống nhất mô hình, phương pháp nghiên cứu phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Dioxin được cho là hóa chất độc hại nhất được biết đến hiện nay trong khoa học. Trong bản báo cáo sơ thảo của Cục Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA) năm 1994 đã miêu tả dioxin như là một mối tác nhân đe doạ nguy hiểm đối với sức khoẻ cộng đồng. Cũng theo EPA, dường như không có mức độ phơi nhiễm dioxin nào được coi là an toàn.

Ngoài chiến tranh Việt Nam, dioxin trong chất độc màu da cam gây nên thảm hoạ sinh thái ở Seveso (Ý), và Times Beach (Missouri), Love Canal (New York),... Nhưng bị nhiễm nặng nhất và lâu dài nhất vẫn là ở miền Nam Việt Nam, nơi bị Mỹ rải chất độc da cam suốt 10 năm.

Những hợp chất dioxin rất bền nên có khả năng tồn tại trong chuỗi thức ăn với thời gian bán hủy là 7-9 năm trong cơ thể người. Kết quả này được đưa ra trong chính nghiên cứu của Pirkle và cộng sự năm 1989 về đánh giá thời gian bán phân hủy của dioxin trong cơ thể các cựu chiến binh Mỹ từng tham gia chiến dịch rải chất độc màu da cam xuống miền Nam Việt Nam (Chiến dịch Ranch Hand). Năm 1997, Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) [1] đã xếp các hợp chất dioxin vào nhóm các chất gây ung thư ở người (Nhóm 1) trên cơ sở các nghiên cứu thử nghiệm trên động vật cũng như những khám phá về cơ chế gây hại của hợp chất này đối với tế bào. Tuy nhiên, những dữ liệu nghiên cứu dịch tễ về khả năng gây ung thư của hợp chất này đối với con người vẫn còn có những hạn chế nhất định.

2. CÁC NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI VỀ DIOXIN VÀ UNG THƯ

Ấn phẩm mới nhất của IARC xuất bản năm 2012 [2] bên cạnh việc bổ sung những hợp chất thuộc nhóm dioxin có khả năng gây ung thư và những dữ liệu nghiên cứu chứng minh dioxin gây ung thư trên động vật thí nghiệm cùng cơ chế gây bệnh của chúng, ấn phẩm này cũng đã liệt kê, tổng hợp khá đầy đủ các nghiên cứu dịch tễ về mối liên hệ giữa dioxin và sự phát triển ung thư ở người. Đó là những nghiên cứu dịch tễ ở Mỹ, Đức, Pháp, Ý, Úc, New Zealand và nghiên cứu đa quốc gia với rất nhiều những nghiên cứu thuần tập, nghiên cứu bệnh chứng trên số lượng rất lớn người tham gia. Nguyên nhân gây ra ảnh hưởng của dioxin được nghiên cứu chủ yếu là do tiếp xúc nghề nghiệp với dioxin hoặc là do sự cố ô nhiễm môi trường. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của chất độc da cam mà Mỹ rải xuống miền Việt Nam cũng được đề cập đến. Trong đó, nghiên cứu của Kahn (1988), Schecter (1990), Michalek (1995) chỉ ra rằng, nồng độ dioxin lưu lại ở mô mỡ trong cơ thể các cựu chiến binh Mỹ tham gia Chiến tranh ở Việt Nam sau nhiều năm cao gấp 600 lần so với bình thường (600 ppt vs 1-2 ppt) [3,4]. Dioxin được tìm thấy sau 30-40 năm trong đất hoặc trầm tích ở những vùng bị rải chất độc màu da cam ở Việt Nam với hàm lượng lên đến 1 triệu ppt. Bên cạnh đó, hàm lượng dioxin cũng tăng lên trong cơ thể người Việt Nam cũng như trong thức ăn và sinh vật hoang dã ở những vùng bị ô nhiễm này. Hàm lượng dioxin cao nhất được ghi nhận là ở một người đánh cá tại hồ trong căn cứ không quân Đà Nẵng, là hơn 1000 ppt [5].

Những thông tin bổ sung trong tái bản 2012 của Tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế chứng tỏ mối nguy hại của dioxin được rất nhiều các nhà nghiên cứu cũng như chính quyền các quốc gia trên thế giới rất quan tâm, đặc biệt là ở những nước phát triển. Trên cơ sở những thông tin tổng hợp và liệt kê những nghiên cứu dịch tễ này, năm 2016, Jinming Xu và cộng sự [6] đã tiến hành nghiên cứu phân tích meta (meta-analysis) để tổng hợp các nghiên cứu một cách khoa học nhằm chứng minh mối liên hệ giữa dioxin và tỉ lệ mắc ung thư cũng như tỉ lệ chết do ung thư ở người. 31 nghiên cứu với 29.605 ca bệnh ung thư trên tổng số 3.478.748 người tham gia đã được tổng hợp phân tích meta. Sử dụng tỉ số nguy cơ RR (hoặc OR) và tỉ lệ mắc bệnh tiêu chuẩn hóa SMR (hoặc SIR) để đánh giá mối liên hệ giữa dioxin và ung thư (Bảng 1). Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ chết do ung thư có liên quan đến việc tăng nồng độ dioxin ô nhiễm (SMR=1,09, 95%, CI:1,01-1,19, p=0,04) (Hình 2), trong khi tỉ lệ mắc ung thư lại tăng không đáng kể (RR=1.01, 95% CI: 0.97–1.06, p=0.49) (Hình 1). Trong khi đó, tăng nồng độ dioxin trong máu có liên quan đáng kể đến cả tỉ lệ mắc (RR=1.57, 95% CI: 1.21–2.04, p=0.001) và tỉ lệ chết (SMR=1.45, 95% CI: 1.25–1.69, p<0.001) do ung thư (hình 3,4). nghiên cứu cũng chứng minh rằng, tỉ lệ mắc và chết lyphoma không hodgkin có liên quan đến tăng nồng độ dioxin trong môi trường như máu bệnh nhân. ngoài ra, thuận với lượng xét nghiệm được. đó, chúng tôi cho sở dĩ kết quả các chỉ số rr smr thể hiện nguy cơ rất nhỏ là mô ảnh hưởng quần này thấp hơn nhiều so tại những vùng nhiễm ở việt nam mỹ gây ra chiến tranh. khi đủ lớn làm hàm của người bị phơi thì sẽ rõ rệt.< />>

Bảng 1. Tổng hợp các nghiên cứu ảnh hưởng của dioxin đến sự phát triển ung thư ở người [6]

Hình 1.

Kết quả phân tích meta mối liên hệ giữa dioxin trong môi trường và tỉ lệ mắc ung thư ở người [6]. Tỉ lệ mắc ung thư tăng không đáng kể (RR=1.01, 95% CI: 0.97–1.06, p=0.49).

Hình 2. Kết quả phân tích meta mối liên hệ giữa dioxin trong môi trường và tỉ lệ chết do ung thư ở người [6]. Tỉ lệ chết do ung thư có liên quan đến việc tăng nồng độ dioxin ô nhiễm (SMR=1,09, 95%, CI:1,01-1,19, p=0,04).

Hình 3. Kết quả phân tích meta mối liên hệ giữa hàm lượng dioxin trong máu và tỉ lệ mắc ung thư ở người [6]. Tăng nồng độ dioxin trong máu có liên quan đáng kể đến cả tỉ lệ mắc (RR=1.57, 95% CI: 1.21–2.04, p=0.001).

Hình 4. Kết quả phân tích meta mối liên hệ giữa hàm lượng dioxin trong máu và tỉ lệ chết do ung thư ở người [6]. Tăng nồng độ dioxin trong máu có liên quan đáng kể đến tỉ lệ chết (SMR=1.45, 95% CI: 1.25–1.69, p<0.001) do ung thư.< />>

3. DIOXIN VÀ UNG THƯ TẠI VIỆT NAM

Các nghiên cứu về ảnh hưởng của chất độc da cam/dioxin đến sức khỏe người Việt Nam tương đối nhiều. Tuy nhiên, những nghiên cứu dịch tễ về mối liên quan giữa dioxin đến tỉ lệ mắc ung thư của người Việt Nam lại tương đối ít ỏi. Nghiên cứu về các bệnh liên quan đến chất độc hóa học/dioxin ở cựu chiến binh Việt Nam của Lê Bách Quang và cộng sự [7] cho thấy, trong 47.893 cựu chiến binh đã từng tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam trong thời gian từ năm 1962 đến tháng 4 năm 1975 ở 8 tỉnh thành trên cả nước: Tỷ lệ các bệnh ung thư ở nhóm có tiền sử phơi nhiễm với chất độc hoá học/dioxin cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm không phơi nhiễm (p<0,01). cụ thể như sau: ung thư phổi (1,30%); lymphoma hodgkin (0,20%); không (0,49%); sarcoma (0,19%); tuyến tiền liệt chiếm (0,57%). những loại này đều đã được viện hàn lâm khoa học mỹ công nhận là có liên quan đến chất độc hóa />ioxin. Đồng thời, từ kết quả tỉ lệ ung thư gan ở các cựu chiến binh phơi nhiễm là (0,93%), các tác giả cũng đề xuất bổ sung thêm bệnh ung thư gan vào danh mục các bệnh ung thư có liên quan đến chất độc hóa học/dioxin. Để thấy rõ hơn về ảnh hưởng của dioxin đến tỉ lệ mắc ung thư ở các cựu chiến binh phơi nhiễm, trên cơ sở các số liệu của nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành tính toán chỉ số nguy cơ (RR) mắc ung thư nói chung và đối với từng loại ung thư ở các cựu chiến binh trong nghiên cứu này. Kết quả được trình bày ở Bảng 2 dưới đây.

Bảng 2. Tỉ số nguy cơ (RR) mắc ung thư ở những cựu chiến binh tham gia chiến đấu giải phóng miền Nam từ năm 1962- 1975 do phơi nhiễm dioxin

Từ kết quả tính tỉ số nguy cơ RR cho thấy, tỉ lệ mắc ung thư ở người bị phơi nhiễm cao hơn từ 2 lần (ung thư đường hô hấp) đến 10 lần (Lymphoma Hodgkin) so với những người không phơi nhiễm. Kết quả này cao hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu phân tích meta của Jinming Xu và cộng sự (2016) như đã trình bày ở phần trước (RR=1.01), khi mà lượng dioxin trong môi trường gây phơi nhiễm không cao như ở Việt Nam.

Công bố của tác giả Đỗ Quý Toàn trên tạp trí World Bank Research Working Paper năm 2009 [8] cũng tiến hành nghiên cứu về mối liên hệ giữa chất độc da cam và tỉ lệ ung thư của người Việt Nam 30 năm sau chiến tranh. Nghiên cứu sử dụng số liệu về tình trạng ung thư do người trả lời tự khai hoặc do người khác cung cấp, thu được từ cuộc điều tra y tế quốc gia ở Việt Nam (số mẫu là 158.019 người), kết hợp với số liệu về tình trạng phơi nhiễm chất diệt cỏ quân sự thu được từ các thông tin về hoạt động quân sự của quân đội Mỹ và đồng minh trong thời gian diễn ra cuộc chiến. Nghiên cứu không phát hiện thấy sự khác biệt đáng kể về tỉ lệ ung thư giữa các xã bị nhiễm chất diệt cỏ quân sự với các xã không bị nhiễm. Trong khi đó, nếu chỉ tập trung vào những xã có nhiễm độc thì nhận thấy có mối liên hệ tỉ lệ thuận giữa mức độ phơi nhiễm và và tỉ lệ ung thư được báo cáo trong hai năm 2001-2002. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu phân tích meta của Jinming Xu và cộng sự (2016) như đã trình bày ở phần trước. Tuy nhiên, những hạn chế về mức độ phù hợp của phương pháp nghiên cứu khi chỉ dựa trên các số liệu hỏi đáp nên có thể ảnh hưởng đến độ tin cậy của kết quả thu được.

Ngoài 2 công bố về nghiên cứu này, chúng tôi không tìm thấy một nghiên cứu dịch tễ nào khác về mối liên hệ giữa dioxin và ung thư tại Việt Nam. Công bố của Kramárová và cộng sự năm 1998 về việc triển khai hai nghiên cứu bệnh chứng mối liên hệ giữa chất độc màu da cam và ung thư mô mềm, lymphoma không Hodgkin ở người Việt Nam. Tuy nhiên, việc tìm kiếm công bố sau khi kết thúc nghiên cứu này lại không cho kết quả mong đợi.

4. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu dịch tễ về mối liên hệ giữa dioxin và sự phát triển ung thư ở người cho phép đưa ra những kết luận sau:

- Kết quả nghiên cứu dịch tễ khẳng định mối liên hệ giữa dioxin và sự phát triển ung thư ở người.

- Tỉ lệ mắc ung thư ở các cựu chiến binh Việt Nam bị ảnh hưởng chất độc màu da cam cao hơn nhiều so với kết quả của các nghiên cứu đã công bố trên thế giới do lượng dioxin với hàm lượng cao ở người cũng như trong môi trường ở những nơi bị rải chất độc da cam trong chiến tranh.

- Cần tiếp tục tiến hành các nghiên cứu dịch tễ về mối liên hệ giữa dioxin và ung thư ở những vùng, những đối tượng bị ảnh hưởng của chất độc màu da cam trong chiến tranh ở Việt Nam.

- Các nghiên cứu dịch tễ về mối liên hệ giữa dioxin và ung thư cần được tiến hành trên cơ sở thống nhất mô hình, phương pháp nghiên cứu để tạo điều kiện cho việc nghiên cứu phân tích meta. Bên cạnh đó, mức độ tin cậy của kết quả nghiên cứu cũng cần phải được đảm bảo dựa trên các kết quả xét nghiệm đánh giá khách quan, cũng như số lượng người tham gia nghiên cứu phải đủ lớn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lyon, F. (1994), IARC monographs on the evaluation of carcinogenic risks to humans. Some industrial chemicals, 60, 389-433.

IARC (2012), IARC monographs on the evaluation of the carcinogenic risk of chemicals to human—Volume 100F—Chemical agents and related occupations.

Schecter, A., Päpke, O., Prange, J., Constable, J. D., Matsuda, M., Thao, V. D., & Piskac, A. L. (2001), Recent dioxin contamination from Agent Orange in residents of a southern Vietnam city. Journal of Occupational and Environmental Medicine, 43(5), 435-443.

Dwernychuk, L. W., Cau, H. D., Hatfield, C. T., Boivin, T. G., Hung, T. M., Dung, P. T., & Thai, N. D. (2002), Dioxin reservoirs in southern Viet Nam—a legacy of Agent Orange. Chemosphere, 47(2), 117-137.

Hatfield Consultants “Summary of Dioxin Contamination at Bien Hoa, Phu Cat and Da Nang Airbases, Viet Nam, (2009), Power Point presentation for the meeting of the U.S.-Vietnam Dialogue Group On Agent Orange/Dioxin, Washington, DC June 2009.

Xu, J., Ye, Y., Huang, F., Chen, H., Wu, H., Huang J., Wu, Y. (2016), Association between dioxin and cancer incidence and mortality: a meta-analysis. Scientific reports, 6(1), 1-17.

Lê Bách Quang, Ðoàn Huy Hậu, Hoàng Văn Lương và cộng sự (2004), Nghiên cứu các bệnh liên quan đến chất độc hoá học/dioxin ở cựu chiến binh Việt Nam.

Do, Q. T. (2009), Agent orange and the prevalence of cancer among the Vietnamese population 30 years after the end of the Vietnam war. The World Bank Research Working Paper.

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Nốt trầm trong sắc xuân

    Nốt trầm trong sắc xuân

    Nói đến mùa xuân là nói đến thanh âm rộn ràng, sắc màu tươi mới, rực rỡ, rạng ngời của cảnh vật thiên nhiên và con người. Đó là sắc xuân của muôn hoa, là hoa đào thắm đỏ ở miền Bắc, ...