• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

NNCĐDC Nguyễn Đức Cường đi lên từ hai bàn tay trắng

NNCĐDC Nguyễn Đức Cường đi lên từ hai bàn tay trắng

Ông Nguyễn Đức Cường (quần áo sẫm mầu) giới thiệu khu bể bơi cho người đến thăm quan.

Đó là khẳng định của bà Nguyễn Thị Hòa vợ ông Nguyễn Đức Cường, Phó Ban Thường trực Hội Truyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh thành phố Thái Nguyên với chúng tôi khi đến thăm gia đình ông.

Ngồi trong gian hàng mà chúng tôi gọi vui là siêu thị gia đình, đầy đủ các mặt hàng phục vụ nhân dân trong khu vực của gia đình ông Cường (xóm Hà, xã Phúc Hà, Thành phố Thái Nguyên). Ông Cường vui vẻ tâm sự với chúng tôi: ban đầu vợ chồng tôi cũng khó khăn lắm, chật vật lắm, làm đủ mọi công việc nay mới có cơ ngơi như thế này. Qua tìm hiểu về người Cựu chiến binh, NNCĐDC Nguyễn Đức Cường, chúng tôi được biết: Ông Nguyễn Đức Cường sinh năm 1950 ở xã Phúc Hà, đi bộ đội tháng 5/1971 và chiến đấu ở Đường 9 tỉnh Quảng Trị rồi vào các chiến trường Tây Nguyên, Lào, Cam-pu-chia cho đến chiến trường miền Tây Nam bộ. Đến năm 1976 thì ra quân về địa phương. Ông được hưởng chế độ NNCĐDC từ những đợt đầu tiên khi Nhà nước ban hành chế độ. Là một cựu chiến binh, NNCĐDC, sức khỏe ông có hạn, nhưng sống ở thời kỳ kinh tế khó khăn, cuộc sống bao cấp nên gia đình ông cũng như những gia đình khác phải lao động, bươn trải để kiếm kế sinh nhai. Với 2 bàn tay trắng, gia đình ở nông thôn, vùng đất rộng người thưa, đi gần một cây số mới có một vài gia đình ở nên ông cũng phải nghĩ ra việc làm để kiếm sống. Gia đình ông ở gần khu vực bãi thải của mỏ than Khánh Hòa (Bắc Thái), ông đã nghiên cứu xây dựng một lò nung vôi liên hoàn. Ông thuê 7 công nhân làm vôi bình quân mỗi ngày ra lò 7 tấn vôi bán cho nhân dân xây dựng nhà ở và cải tạo đất nông nghiệp. Từ sản xuất vôi, ông tiết kiệm và mua được một xe công nông. Ông tự lái, vận chuyển nguyên liệu về nung vôi và trở vôi đi bán phục vụ nhân dân trong khu vực. Và trong thời gian này ông đã xây được ngôi nhà cấp 4. Đủ chỗ cho gia đình ở. Cuộc sống càng ngày càng phát triển, nhu cầu sản xuất của nhân dân ngày một cao. Ông đã quy hoạch khu vườn trước cửa nhà và xây dựng một gian hàng trị giá 300 triệu đồng để bán vật tư nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu và thức ăn gia súc, Mọi người đến mua ông tạo điều kiện cho bà con nông dân “ ký nợ” đến mùa thu hoạch thì trả tiền vật tư phân bón cho gia đình ông. Việc làm này giúp cho bà con nông dân yên tâm sản xuất. Hiện nay cửa hàng vật tư phân bón của gia đình ông đã nâng lên thành siêu thị gia đình, Cửa hàng tự chọn có đầy đủ các mặt hàng tiêu dùng phục vụ nhân dân. Hàng ngày nhân dân trong xã Phúc Hà và các xã xung quanh đều đến mua hàng ở siêu thị nhà ông. Việc mở cửa hàng siêu thị này giúp cho nhân dân mua hàng thuận lợi. Chúng tôi đã đến thăn gian hàng nhà ông, quả thật không thiếu một thứ gì kể cả những chiếc cuốc xẻng, chuôi bằng hợp kim nhẹ, khỏe, chắc chắn. Điều mà chúng tôi quan tâm nhất là khu vực nhà ông ở trên một sườn đồi rộng. Ông đã san ủi và đầu tư làm khu vui chơi, bể bơi (bao gồm bể bơi, nhà phao, xe điện, khu tô vẽ tượng, vẽ tranh…) cho các cháu thanh thiếu nhi trị giá ban đầu là 900 triệu đồng. Quầy hàng phục vụ giải khát, ăn uống cho những người đến tham gia bơi và các hoạt động vui chơi. Ông còn mời giáo viện đến dạy bơi để phòng tránh đuối nước cho các cháu. Bình quân mỗi ngày có từ 100 đến 120 cháu đến vui chơi. Ông Nguyễn Lê Hưng Hội viên Hội Truyền Thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh dẫn chúng tôi thăm và cho biết: BCH Hội thăm nhà ông Cường, anh em thăm các mô hình kinh tế nhà ông, ai cũng khen ngợi, cảm phục nghị lực của người CCB đã cải tạo khu đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” thành một khu vui chơi khang trang đẹp mắt. Giúp cho các cháu thanh thiếu niên trong khu vực có chỗ vui chơi thật bổ ích, lý thú.

Khi trao đổi về công tác Hội, ông Cường nói: tôi đang là Phó chủ tịch Thường trực Hội Truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh thành phố Thái Nguyên; làm phó chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin xã; tham gia ủy viên Ban Thường vụ Hội CCB xã ; làm Bí thư chi bộ xóm… công việc nào được phân công tôi cũng cố gắng hoàn thành với trách nhiệm cao nhất. Với cương vị của mình, ông Cường đã phối hợp với các Hội cơ sở và tranh thủ sự giúp đỡ của Tỉnh hội và thành phố huy động kinh phí làm được 2 nhà Nghĩa tình tặng cho ông Nguyễn Văn Thìn là Thương binh và ông Hoàng Thê - NNCĐDC.

Là người nhanh nhẹn, hoạt bát, ông còn có tài lẻ (mà ông gọi là thú vui thôi) sửa chữa điện, đài, vô tuyến.


Những lúc rỗi rãi, ông Cường thường sửa chữa đài, tivi, đồ điện cho nhân dân

Đúng như lời nhận xét ban đầu của bà Nguyễn Thị Hòa vợ ông Nguyễn Đức Cường: vợ chồng tôi “đi lên từ hai bàn tay trắng” là sự thật. Các đồng chí hội viên Hội truyền thống Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh và Hội viên hội NNCĐDC/dioxin khi đến thăm cơ ngơi hiện nay của ông Nguyễn Đức Cường đều chung một nhận xét như vậy.

Bài và ảnh: Lưu Sỹ Mùi - Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh Thái Nguyên


Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác