• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Ông Bùi Đức Long tận tụy với công tác Hội

15 năm tham gia quân ngũ, 35 năm tham gia công tác Đảng, chính quyền, là nạn nhân chất đợc da cam, bệnh binh 2/3, mất 71% sức khỏe. Ở cương vị nào, ông Bùi Đức Long, sinh năm 1956, Phó chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam huyện Đồng Phú cũng nỗ lực, cố gắng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Sinh ra tại tỉnh Thái Bình, 19 tuổi anh thanh niên Bùi Đức Long viết đơn tình nguyện nhập ngũ. Sau một tháng huấn luyện, đơn vị ông di chuyển vào Nam và tập kết tại tỉnh Phước Long (nay thuộc thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước) để hỗ trợ chiến dịch Hồ Chí Minh. Sau đó đơn vị ông chuyển về huyện Xuân Lộc và Long Khánh, tỉnh Đồng Nai để bảo vệ chính quyền mới thành lập.
Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi, đất nước hoàn toàn giải phóng, đơn vị ông nhận lệnh tiếp quản và bảo vệ TP Hồ Chí Minh. Cuối năm 1975, ông cùng đồng đội được điều động đến huyện Long Khánh và Định Quán (tỉnh Đồng Nai) để truy quét tàn quân Fulro, bảo vệ thành quả của cách mạng. Sau đó, chuyển về huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương và xã Tân Lập, huyện Đồng Phú tiếp tục huấn luyện. Giữa năm 1977, quân Khơme đỏ tràn qua lãnh thổ Việt Nam gây hấn và phá hoại nhiều khu vực ở biên giới Tây Nam, đơn vị ông nhận lệnh hành quân đến huyện Châu Phú, tỉnh An Giang dẹp loạn; sau đó chuyển về huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh bảo vệ biên giới Tây Nam. Đầu năm 1979, đơn vị ông được lệnh di chuyển qua Campuchia làm nhiệm vụ quốc tế và tham gia nhiều trận đánh với quân Khơme đỏ, giải phóng nhiều tỉnh thành. Cuối năm 1985, cuộc tiến công vào hành dinh ở Cao Mê Lai, thuộc tỉnh Battamboong hoàn toàn thắng lợi, đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của Khơme đỏ trên lãnh thổ Campuchia. Tháng 6/1989, đơn vị ông trở về nước tiếp tục xây dựng đơn vị và huấn luyện tại sân bay Phú Lợi. Tháng 9/1989, ông nghỉ chế độ phục viên, bị nhiễm chất độc da cam, hưởng chế độ bệnh binh 2/3, mất 71% sức khỏe.
Năm 1985, ông xây dựng gia đình và sinh được 3 người con, 2 gái, 1 trai. Do di chứng của chất độc da cam nên chỉ có người con gái đầu là lành lặn, 2 người con bị câm điếc bẩm sinh, trong đó có 1 bị thiểu năng trí tuệ… Cuộc sống gia đình rất khó khăn. Nhưng với bản chất “Bộ đội cụ Hồ”, năm 1990, ông tiếp tục tham gia công tác xã hội. Tuy trải qua nhiều cương vị công tác: Phó chủ tịch UBND xã, Chủ tịch UB MTTQ, Bí thư đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Tân Lập... ở cương vị nào ông cũng luôn cố gắng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Năm 2015, ông nghỉ hưu theo chế độ.
Năm 2017, ông tiếp tục đảm nhận chức vụ Phó CT Hội NNCĐDC/dioxin huyện Đồng Phú. Hội hiện có 161 hội viên, trong đó 115 hội viên là NNCĐDC; quỹ hội gần 392 triệu đồng. Trong quá trình công tác, ông làm tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương, phối hợp chặt chẽ với các ngành, đoàn thể, thường xuyên bám sát cơ sở, nắm rõ hoàn cảnh và cuộc sống của từng gia đình hội viên, NNCĐDC để kịp thời chăm sóc, giúp đỡ. Từ năm 2018 đến nay, Huyện hội Đồng Phú đã tiếp nhận và vận động các nhà hảo tâm, mạnh thường quân được 3.010 phần quà, tổng trị giá hơn 1 tỷ đồng để hỗ trợ chăm sóc NNCĐDC: 48 hội viên ốm đau được Hội hỗ trợ 24,5 triệu đồng, hơn 100 lượt hội viên bị nhiễm covid 19 được hỗ trợ gần 42 triệu đồng, vận động hỗ trợ 50 triệu đồng xây tặng 1 căn nhà tình thương, hỗ trợ đào 2 giếng khoan, vận động người dân hiến xây nhà tình thương cho NNCĐDC hoàn cảnh khó khăn… Điển hình như ông Ngô Văn Nhung, sinh năm 1947, là NNCĐDC ở ấp Minh Tân, xã Tân Tiến. Cách đây vài năm, ông bị tai nạn giao thông phải sống thực vật đã được Huyện hội ưu tiên tặng kinh phí, quà nhân dịp lễ, tết và hỗ trợ khoan giếng 10 triệu đồng... 
Ông Bùi Đức Long cho biết: Tận mắt chứng kiến cuộc sống của các gia đình NNCĐDC, tôi thấy rõ trách nhiệm của mình phải làm gì để chăm sóc, giúp đỡ nhằm góp phần xoa dịu nỗi đau da cam. Vì vậy, tôi đã tham mưu cho với lãnh đạo địa phương thực hiện tốt các chế độ, chính sách đối với nạn nhân, tăng cường vận động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân để Hội giữ vai trò là cầu nối gắn kết những tấm lòng nhân ái với nạn nhân, giúp họ vượt qua nỗi đau da cam, sống hòa nhập với cộng đồng. 
Những cống hiến của ông đã được Đảng và Nhà nước tặng Huy chương Chiến sỹ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Chiến công hạng Nhất, Ba; Trung ương MTTQ Việt Nam tặng 2 bằng khen, Bộ Lao động- TBXH tặng 3 bằng khen và nhiều bằng khen, giấy khen của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Huyện ủy, UBND huyện Đồng Phú.

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                  Khắc Bảy            
                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                     Thường trực Huyện hội Đồng Phú, Đồng Nai

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Hội tỉnh Tiền Giang: Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam

    Hội tỉnh Tiền Giang: Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam

    Bà Trần Thị Quý Mão, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Tiền Giang, chia sẻ: Phương châm xuyên suốt trong hoạt động của Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh là: “Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam”. Những năm qua Hội các cấp trong tỉnh luôn gần gũi, cảm thông và chia sẻ với NNCĐDC; Hội luôn giữ vai trò nòng cốt, là ...