• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Ông Phạm Ngọc Kiểm - Một Chủ tịch Hội "Trách nhiệm, nghĩa tình vì nạn nhân chất độc da cam"

Nặng lòng với những người lính đã từng chiến đấu giải phóng đất nước, bị nhiễm chất độc da cam , ông Phạm Ngọc Kiểm, nguyên Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Nam Định luôn thấu hiểu, đồng cảm với nỗi đau dồn nén , những vất vả lo âu của nạn nhân chất độc da cam . Vì vậy, trên cương vị là người đứng đầu Tỉnh hội Nam Định, ông Kiểm luôn hết lòng chăm lo cho nạn nhân, tiếp thêm động lực, niềm tin giúp họ vượt qua khó khăn, bệnh tật để ổn định cuộc sống.

          Là một cán bộ quân đội về nghỉ hưu, năm 2006, khi Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh được thành lập, ông Phạm Ngọc Kiểm đã tham gia công tác Hội với cương vị là Ủy viên Ban Chấp hành, Chánh Văn phòng Tỉnh hội. Năm 2011, với sự nhiệt huyết vì NNCĐDC ông được bầu làm Phó Chủ tịch Hội tỉnh Nam Định; đến năm 2016 ông được bầu làm Chủ tịch Hội. Với vai trò là Chủ tịch Hội, ông đã cùng Ban Chấp hành Hội xây dựng quy chế hoạt động, từng bước đưa hoạt động vào nề nếp. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm lo, hỗ trợ, động viên, bảo vệ quyền lợi cho NNCĐDC, ông đã tập trung xây dựng, củng cố tổ chức hội, từng bước nêu cao vai trò, vị thế của tổ chức Hội. Ông tích cực nghiên cứu, nắm vững chủ trương, chỉ thị của Đảng, chính sách của Nhà nước về khắc phục thảm họa chất độc hóa học trong chiến tranh, chăm sóc nạn nhân chất độc da cam, từ đó tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cấp, ngành, các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân trong toàn tỉnh thực hiện. Bên cạnh đó, ông thường xuyên phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể có liên quan trong tỉnh để tham mưu cho lãnh đạo tỉnh và cấp ủy chính quyền địa phương thực hiện đúng, hiệu quả chính sách đối với người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; kịp thời phát hiện những bất cập trong việc thực hiện chế độ chính sách đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện chính sách chế độ đối với người có công nói chung và NNCĐDC nói riêng. Ông thường xuyên đi sâu, đi sát Hội cơ sở để nắm vững tình hình tổ chức hội các cấp, kịp thời đề ra các giải pháp chỉ đạo sát với thực tiễn, tạo điều kiện giúp đỡ tổ chức Hội cấp dưới hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra.

Ông Phạm Ngọc Kiểm (người đứng) cùng lãnh đạo Hội thăm gia đình nạn nhân Vũ Văn Đóa (Thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực)

Mặc dù còn nhiều khó khăn về kinh phí hoạt động, nhều cấp hội không có thù lao, nhưng đến nay tổ chức Hội ở Nam Định vẫn được thành lập ở 3 cấp (tỉnh, huyện, xã) gồm 10 Hội cấp huyện, 226 Hội ở xã, phường, thị trấn, 972 Chi hội cơ sở ở thôn xóm, với 10.570 hội viên đại diện cho 16.729 nạn nhân đang được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước. Từ khi thành lập Hội (năm 2006) đến nay, với những hoạt động thiết thực, Hội đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, Thủ tướng Chính phủ tặng 2 Bằng khen, Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam tặng Bằng khen, Trung ương Hội và UBND tỉnh tặng 5 cờ đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua. Có được thành tích đó phải kể đến đóng góp to lớn của người “Thuyền trưởng”, Chủ tịch Phạm Ngọc Kiểm. Đặc biệt trong công tác xã hội hóa nguồn lực chăm sóc hỗ trợ nạn nhân, Hội tỉnh Nam Định đã đạt được những thành tựu ý nghĩa. Chỉ tính từ  năm 2018-2023, Hội đã huy động được tổng giá trị quy ra tiền đạt 85,415 tỷ đồng trong đó: nguồn ngân sách Nhà nước các cấp tặng cho nạn nhân nhân dịp Tết Nguyên đán và ngày Thương binh liệt sỹ 27/7 là 47,789 tỷ đồng; Từ nguồn Quỹ vì người nghèo và NNCĐDC của Hội Chữ thập đỏ 6,115 tỷ đồng; Hội các cấp vận động cộng đồngTrung ương Hội hỗ trợ 31,511 tỷ đồng. Từ nguồn tiếp nhận, Hội đã trực tiếp chăm sóc, giúp đỡ, hỗ trợ nạn nhân: xây sửa 95 căn nhà tình nghĩa trị giá 4,208 tỷ đồng; tổ chức khám bệnh, tư vấn sức khỏe định kỳ và cấp thuốc miễn phí, cho 13.018 lượt nạn nhân trị giá 9,628 tỷ đồng; trợ cấp khó khăn cho 1.650 hộ gia đình nạn nhân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trị giá 1,650 tỷ đồng; tặng học bổng cho 283 con cháu nạn nhân hiếu học vượt khó vươn lên, học giỏi trị giá 341 triệu đồng; tặng dụng cụ sản xuất, xe lăn, xe lắc cho 834 nạn nhân trị giá 865 triệu đồng; Hộ trợ vay vốn sản xuất không tính lãi từ nguồn quỹ tình nghĩa cho 564 hộ gia đình nạn nhân, trị giá 2,635 tỷ đồng; tổ chức đưa 188 nạn nhân đi an dưỡng điều dưỡng, xông hơi giải độc trị giá 374 triệu đồng; tặng quà nhân dịp lễ tết cho 97.113 lượt nạn nhân trị giá 11,450 tỷ đồng.

Tận dụng những thành tựu của công nghệ thông tin, năm 2015 ông Kiểm đề xuất và được Ban chấp hành Hội ủng hộ lập trang Web Hội NNCĐDC tỉnh để tuyên truyền hoạt động của Hội, phổ cập các chế độ, chính sách chăm sóc nạn nhân, kêu gọi cộng đồng tham gia ủng hộ nạn nhân và biểu dương những tấm gương nạn nhân tiêu biểu trong lao động, sản xuất.

 Thực hiện nhiệm vụ do Trung ương hội giao, ông đã chủ trì triển khai thực hiện dự án “Điều tra khảo sát, thống kê nạn nhân chất độc da cam thế hệ cháu, chắt trên địa bàn tỉnh Nam Định”. Qua hơn 6 tháng triển khai, Hội đã tiến hành điều tra khảo sát hơn 10 nghìn nạn nhân trong tỉnh, lập được 500 bộ hồ sơ của các thế hệ cháu chắt nạn nhân bị di chứng CĐHH.  Dự án đã hoàn thành, được ban Khoa học thuộc Trung ương Hội nghiệm thu, thẩm định, đánh giá cao và tổng hợp kinh nghiệm phổ biến trong toàn quốc. Nhân dịp kỷ niệm 60 năm thảm họa da cam tại Việt Nam (1961-2021), ông đã đề xuất sáng kiến tổ chức phát động cuộc thi tìm hiểu “60 năm thảm họa da cam tại Việt Nam” thu hút hàng ngàn cán bộ hội viên và nhân dân trong tỉnh tham gia. Cuộc thi đã lan tỏa rộng rãi trong tổ chức Hội và cộng đồng xã hội về hậu quả CĐHH do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, công cuộc khắc phục của Đảng và nhà nước, các hoạt động của tổ chức Hội các cấp thực hiện nhiệm vụ do Đảng và nhà nước giao.

 Để công tác Hội được thống nhất trong toàn tỉnh, ông đã chủ trì sáng kiến biên tập giáo án tập huấn công tác hội. Từ kinh nghiệm và lý luận sẵn có qua 18 năm làm công tác hội và các tài liệu do Trung ương Hội ban hành, ban Biên tập do ông chủ trì đã hoàn thành biên soạn 5 chuyên đề cơ bản đ tập huấn phổ biến đến hội cơ sở. Đây là cẩm nang công tác hội dành cho cán bộ làm công tác hội các cấp. Năm 2020 và 2021 tỉnh Hội đã triển khai tập huấn đến toàn bộ cán bộ làm công tác hội từ tỉnh xuống cơ sở góp phần đưa công tác hội vào nề nếp một cách thống nhất. Đến nay qua 18 năm xây dựng và trưởng thành, hệ thống Hội các cấp đã đi vào nề nếp hoạt động có hiệu quả được hội viên tin tưởng. Vai trò, vị thế của Hội Nạnh nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Nam Định được khẳng định, Tổ chức hội hiện nay là thành viên tích cực của Ủy ban MTTQ Việt Nam, được các cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân ghi nhận. Hội thực sự là đại diện quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho nạn nhân chất độc da cam, luôn phát huy truyền thống Đoàn kết, nghĩa tình, trách nhiệm, vì đồng đội, vì nạn nhân chất độc da cam”.

Với những đóng góp tích cực trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, đau đáu chăm lo, bảo vệ cho NNCĐDC trong toàn tỉnh, ông Phạm Ngọc Kiểm đã 3 lần được UBND tỉnh, 7 lần được Trung ương Hội và 1 lần được Trung ương MTTQ Việt Nam tặng Bằng khen. Năm 2023, ông được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen./.

Hồng Minh

 

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Lãnh đạo TW Hội: Thăm, chúc sức khỏe nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Chủ tịch danh dự của Hội

    Lãnh đạo TW Hội: Thăm, chúc sức khỏe nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, Chủ tịch danh dự ...

    Thực hiện chương trình công tác đầu năm, nhân dịp đón Xuân mới Ất Tỵ 2025, Trung tướng Nguyễn Hữu Chính, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban TW MTTQ Việt Nam, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam và đoàn cán bộ của TW Hội đã đến thăm, chúc sức khỏe bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch ...