• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Ông Trần Văn Sạch - Người Cựu chiến binh, NNCĐDC vượt khó vươn lên”

Ông Trần Văn Sạch - Người Cựu chiến binh, NNCĐDC vượt khó vươn lên”

Tháng 4/1968, chàng trai người dân tộc Sán Chỉ ở thôn Lục Ngù, xã Húc Động, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh cùng với bao trai tráng trong thôn đã viết đơn tình nguyện nhập ngũ vào Nam chiến đấu, đó chính là ông Trần Văn Sạch, bà con trong bản thường gọi ông với cái tên thân mật là“Sằn A Sẹc”.

Ông Sạch sinh năm 1948, khi đang ở tuổi đôi mươi, ông tạm gác chuyện tình cảm với cô gái người dân tộc Tày ở Đội Lâm trường Húc Động để lên đường làm nhiệm vụ thiêng liêng của Tổ quốc; sau mấy tháng huấn luyện cấp tốc ở Mạo Khê, Đông Triều, Quảng Ninh, ông cùng đồng đội khoác ba lô hành quân đi B, ông vào đơn vị C2, K4, E414, Quân khu Trị Thiên Huế, tham gia chiến đấu ở Mặt trận B4, là chiến trường vô cùng nóng bỏng và khốc liệt thời kỳ đó. Khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, Bắc Nam sum họp một nhà; ông ở lại tiếp tục cùng đơn vị giải quyết hậu quả sau chiến tranh. Năm 1976, ông được phục viên về quê với sức khỏe bình thường, thân hình lành lặn quả là một kỳ tích đối với ông, ông nhìn lại những đồng đội của mình, những trai làng cùng thời xông pha trận mạc với ông, người thì đã mãi mãi nằm lại chiến trường, người thì trở về với thương tích đầy mình ông cảm thấy vô cùng xót thương và biết mình là người vô cùng may mắn, nhưng ông không thể ngờ rằng những năm tháng lăn lộn ở chiến trường, ngoài những trận mưa bom bão đạn, Quân đội Mỹ còn phun rải hàng mấy chục triệu lít chất độc hóa học xuống những vùng đó nên ông đã bị nhiễm phải chất độc hóa học.

Khi ông trở về quê, ông 28 tuổi, đối với dân tộc Sán Chỉ cái tuổi ở cái thời điểm đó tìm được một cô gái tầm tuổi để cưới làm vợ thì thật là khó, vì các cô gái ở đây lấy chồng sớm lắm, mười tám, đôi mươi đa số đã lấy chồng hết rồi, thậm chí mười năm, mười sáu tuổi cũng đã “tảo hôn”; may thay còn có cô Lý Thị Táy, cô thôn nữ ở thôn Khe Lọng, xã Quảng Lợi, huyện Đầm, tỉnh Quảng Ninh “ế đã lâu”, bằng tuổi với ông, cách nhà ông 5 giờ đồng hồ đi bộ, qua giới thiệu của anh em bạn bè, ông đã tìm hiểu và nên duyên với bà. Ông bà có với nhau 3 người con đều là trai; con cả là Trần A Chạu, sinh năm 1979, sinh ra sức khỏe yếu hay ốm đau; con thứ hai là Trần A Nhì, sinh năm 1986, sức khỏe có khá hơn nhưng bị khuyết tật một bên mắt; con trai thứ 3 là Trần A Mả, sinh năm 1989, sức khỏe có phần khá hơn 2 anh.

Năm 2000, khi Nhà nước có chế độ chính sách ưu đãi đối với những người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, ông làm thủ tục đi giám định và được hưởng chế độ, các con ông cũng được xét hưởng, so với trên địa bàn huyện thì gia đình ông có NNCĐDC nhiều nhất (4 người).

Cuộc sống của vợ chồng ông thật sự vô cùng khó khăn khi ra ở riêng; mặc dù được sự hỗ trợ, giúp đỡ của gia đình, anh em, hàng xóm, bạn bè, ông làm được căn nhà cấp 4, xây bằng gạch đất không nung, lợp ngói địa phương; được bố mẹ chia cho 1 ít ruộng, ít diện tích vườn để làm kế sinh nhai. Ông đã động viên vợ tích cực tăng gia, lao động sản xuất, một thời gian sau vợ chồng ông tậu được con trâu làm sức kéo, khai phá thêm được 1 ít ruộng để trồng lúa, cải tạo 3.000m2 đồi rừng để trồng ngô, khoai, sắn, dong diềng, ông còn mạnh dạn nhận chăm sóc, vay vốn đầu tư trồng 5 ha rừng hồi, quế, thông, chăn nuôi thêm gia súc, gia cầm tăng thu nhập cho gia đình… Từ chỗ thiếu ăn, các con hay ốm đau không có tiền để mua thuốc thang; gia đình ông đã có của ăn, của để, có chút vốn tích lũy, có điều kiện chăm sóc sức khỏe các con tốt hơn, nên các con của ông lớn lên sức khỏe có tốt hơn; con cả, con thứ đã trưởng thành xây dựng gia đình ở riêng; bằng vốn tích lũy hàng năm, khai thác thành quả của rừng trồng, cùng với sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương, anh em, hàng xóm trong bản 2 con của ông đã xây được nhà ở kiên cố, có cuộc sống ổn định. Người con út thì đã đi xuất khẩu lao động ở Malaysia.

Ông Trần Văn Sạch (người đầu tiên bên phải) nhận Bằng khen tại Hội nghị tuyên dương Điển hình tiên tiến

Khi trở về địa phương ông đã tích cực tham gia công tác ở thôn, xã: Ông làm Chủ nhiệm Hợp tác xã, Trưởng ban Bảo vệ rừng (Kiểm lâm thôn), Chi Hội trưởng Hội CCB thôn, Chi hội trưởng Hội NNCĐDC/dioxin xã, Chủ tịch Hội Người cao tuổi xã Húc Động; hiện ông là Phó Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin huyện Bình Liêu kiêm Chi hội trưởng Chi hội NNCĐDC/dioxin xã Húc Động, dù ở cương vị công tác nào ông cũng đều hoàn thành tốt, xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao phó; ông được các cấp, các ngành, địa phương tặng nhiều bằng, giấy khen trong quá trình công tác.

Tại Hội nghị Điển hình hình tiên tiến Tổng kết 10 năm thực hiện phong trào “Hành động vì Nạn nhân chất độc da cam”, biểu NNCĐDC, người nuôi dưỡng NNCĐDC tiêu biểu giai đoạn 2011-2021 do Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh; Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh tổ chức; ông được Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh tặng Bằng khen.

Với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên thoát nghèo bền vững, ông Trần Văn Sạch thực sự là tấm gương NNCĐDC tiêu biểu vượt khó vươn lên./.

Triệu Văn Thọ

Chủ tịch Hội huyện Bình Liêu, Quảng Ninh

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Chung một niềm tin bảo vệ Đảng

    Chung một niềm tin bảo vệ Đảng

    Tối 24-4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền ...
    Trung tâm BTXH NNCĐDC Việt Nam kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập

    Trung tâm BTXH NNCĐDC Việt Nam kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập

    Sáng 26/4, Trung tâm BTXH NNCĐDC/dioxin Việt Nam đã tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Ngày thành lập (28/4/2014 – 28/4/2024). Dự lễ kỷ niệm có: Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh, nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam; Thiếu tướng Đỗ Hồng Lâm, Phó Chủ tịch Trung ương Hội; bà Đinh Thị Thụy, Trưởng phòng Người Khuyết tật, Cục Bảo ...