• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Sau 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW ở Thành phố Hồ Chí Minh

Sau 5 năm triển khai thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW ở Thành phố Hồ Chí Minh

Sau 5 năm, Chỉ thị số 43-CT/TW ngày 14/5/2015 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam” (viết tắt Chỉ thị 43-CT/TW) đi vào cuộc sống, NNCĐDC trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được quan tâm, chăm sóc chu đáo hơn, nhất là đời sống ngày càng được cải thiện hơn so với trước đây.

Triển khai thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW, Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Thông tri số 37-TT/TU ngày 15/9/2015, định hướng hoạt động của Hội NNCĐDC, cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể nhân dân trên địa bàn Thành phố, kêu gọi kiều bào nước ngoài và các tổ chức quốc tế phối hợp hành động khắc phục hậu quả CĐHH sau chiến tranh. Thông tri đã yêu cầu các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể chính trị xã hội tổ chức quán triệt tới cán bộ, đảng viên, tuyên truyền sâu rộng trong đoàn viên, hội viên có kế hoạch thực hiện trong phạm vi chức năng quyền hạn của mình. Ngay sau đó UBND Thành phố có Văn bản số 1082-CV/VPTU ngày 11/4/2016 về tiếp tục tăng cường lãnh đạo chỉ đạo, củng cố hoạt động Hội NNCĐDC/dioxin các cấp.

Ban Dân vận TW, Bộ LĐTB&XH, Trung ương Hội làm việc với Thành ủy TP Hồ Chí Minh về thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW

Thông tri số 37-TT/TU, Văn bản số 1082-CV/VPTU là những văn bản tạo hành lang pháp lý quan trọng đối với hoạt động của Hội, cùng với sự nhiệt tình, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác Hội đã tạo chuyển biến rõ nét trong hoạt động của Hội, nâng cao nhận thức về “thảm họa da cam” của mọi tầng lớp nhân dân tự giác hành động, chung tay khắc phục thảm họa da cam trên địa bàn thành phố.

Thời gian qua, Hội NNCĐDC/dioxin thành phố đã đề xuất với lãnh đạo Thành phố đẩy nhanh công tác vận động thành lập tổ chức Hội ở 9 quận, huyện còn lại, đồng thời kiến nghị giám định sức khỏe cho người nghi phơi nhiễm CĐHH và giám định lại một số nạn nhân đặc biệt, quan tâm đối với các thế hệ 3 và 4 (là cháu, chắt) của NNCĐDC bị khuyết tật do ảnh hưởng chất độc hóa học…Hội phối hợp cùng Sở Lao động Thương binh và Xã hội giải quyết một số hồ sơ đề nghị xem xét hưởng chế độ trợ cấp NNCĐDC còn tồn đọng.

Hàng năm Hội triển khai các chương trình chăm sóc sức khỏe, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí, tặng quà, thăm hỏi động viên, cấp học bổng, hỗ trợ xe lăn, xe lắc tay, xây nhà tình thương, sửa chữa chống dột nhà ở cho nạn nhân, hỗ trợ sinh kế và trợ cấp khó khăn đột xuất cho nạn nhân… Tính từ đầu năm 2015 đến nay toàn Hội NNCĐDC/dioxin Thành phố Hồ Chí Minh đã vận động được tổng số tiền và hiện vật quy ra tiền là 26 tỷ 745 triệu 880 nghìn đồng; hỗ trợ xây dựng, sửa 33 căn nhà; hỗ trợ vốn cho 54 hộ đình; trợ cấp 1.851 lượt học bổng; tặng 22.533 suất quà dịp lễ tết, ngày 10/8 hàng năm, hỗ trợ khác 1.071 lượt người.

Hội đã đón tiếp 45 đoàn, 305 lượt khách quốc tế, thường xuyên có các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp,Cựu chiến binh Mỹ, sinh viên Trung Quốc ... Năm 2019 Hội đã được UBND Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận cho tiếp nhận dự án hỗ trợ kỹ thuật của JICA tài trợ thông qua tổ chức Cải thiện môi trường quốc tế Nhật Bản có trị giá 10 triệu Yên Nhật nhằm đào tạo nguồn nhân lực, chuyên môn kỹ thuật nông nghiệp cho nạn nhân và người khuyêt tật, khi Làng Cam đi vào hoạt động.

Hưởng ứng phát động của Trung ương Hội, về việc ủng hộ cuộc đấu tranh đòi công lý của NNCĐDC Việt Nam, ủng hộ Bà Trần Tố Nga khởi kiện các Công ty hóa chất Hoa Kỳ tại Tòa án Pháp, Thành phố Hồ Chí Minh đã vận động lấy hơn 1.505 chữ ký, thu thập 4.334 chữ ký ủng hộ chống chiến tranh hóa học, ủng hộ lời kêu gọi của nạn nhân bom nguyên tử Nhật Bản đấu tranh đòi hủy bỏ vũ khí hạt nhân.

Song song với công tác tuyên truyền giáo dục và các chương trình phối hợp hoạt động với MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể trong hoạt động thi đua, phong trào hành động vì NNCĐDC; phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố nói chuyện chuyên đề phòng chống bạo lực gia đình, chống xâm hại tình dục trẻ em NNCĐDC, an toàn thực phẩm bảo vệ sức khỏe gia đình, cộng đồng…

Thành hội thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông, báo chí, Phát thanh truyền hình Thành phố, để làm công tác tuyên truyền (tập trung các văn bản có liên quan như Chỉ thị 43-CT/TW và Thông tri 37-TT/TU của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh và chế độ chính sách đối với nạn nhân, nêu gương điển hình tiên tiến vì NNCĐDC, gương nạn nhân vượt khó vươn lên trong học tập, lao động.

Hội đã phối hợp với Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh tổ chức 02 đợt triển lãm ảnh gương nạn nhân vượt khó, phát hành 10.000 tờ gấp tuyên truyền, phối hợp với Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh và Ông Nishimura Yoichi người Nhật Bản phát hành 1.000 cuốn sách ảnh. Hằng năm phối hợp Hội Chữ thập đỏ Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đi bộ đồng hành gây Qũy vì NNCĐDC và người khuyết tật vào dịp kỷ niệm ngày thảm họa da cam ở Việt Nam 10/8 (có 20.700 lượt người được tuyên truyền miệng); trên 136 tin, bài đăng lên báo đài Trung ương và địa phương, Tạp chí Da cam Việt Nam…đạt 01 giải khuyến khích dân vận khéo do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố tổ chức.

Mạng lưới tổ chức Hội hiện nay đã thành lập ở 15 quận, huyện, với 182 chi hội ở phường, xã, thị trấn, phát triển được 5.074 hội viên.

Tuy nhiên, 5 năm thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW, trên địa bàn thành phố vẫn còn một số cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nhận thức chưa đầy đủ về thảm họa da cam ở Việt Nam; thiếu quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, chưa có giải pháp thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW. Do đó, quá trình vận động thành lập tổ chức Hội ở 9/24 quận huyện chưa nhận được sự đồng thuận của cơ quan lãnh đạo. Công tác giải quyết chế độ, chính sách còn bất cập, tỷ lệ người được hưởng chế độ so với số nạn nhân còn thấp.

Để Chỉ thị 43-CT/TW đi vào cuộc sống, huy động cả nước chung tay khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cả hệ thống chính trị và cộng đồng. Hy vọng thành phố Hồ Chí Minh sẽ có chuyển biến nhiều tích cực, đổi thay trong công cuộc khắc phục thảm họa da cam trên để NNCĐDC được chăm sóc giúp đỡ nhiều hơn nữa./.

PTN

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Chuyến đồng hành vì công lý cùng nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

    Chuyến đồng hành vì công lý cùng nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

    Tiếp tục hành trình vận động ủng hộ, đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam Việt Nam của Đoàn VAVA với một ngày làm việc dày đặc hoạt động, di chuyển vừa dài và vất vả từ Paris (Pháp), đến Bruxelles (Bỉ),  bằng mấy loại phương tiện giao thông công cộng để hạn chế chi phí, nhưng kết quả đạt được đã động viên tinh thần chúng tôi thật nhiều ... ...