Lãnh đạo Hội chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền và phối hợp với các cơ quan, đơn vị chăm sóc, giúp đỡ NNCĐDC.
Tỉnh hội đã chủ động phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy, các sở, ngành liên quan kiểm tra, nắm tình hình triển khai thực hiện Công văn số 5456-CV/TU ngày 29/7/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW; tham mưu cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành văn bản chỉ đạo về quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 43-CT/TW, thực hiện khắc phục hậu quả chất độc hóa học trong chiến tranh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng; quan tâm, chỉ đạo củng cố kiện toàn tổ chức hội, tạo điều kiện để Hội NNCĐDC/dioxin các cấp hoạt động hiệu quả.
Hội các cấp tích cực tham gia đóng góp ý kiến với các cơ quan chức năng của Nhà nước về các văn bản liên quan đến chính sách của NNCĐDC và quản lý, tổ chức hoạt động Hội; thường xuyên phản ánh tình hình và tham mưu đề xuất với các cấp ủy, chính quyền về chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân, về tổ chức hoạt động của hội, nhằm kịp thời tháo gỡ những vướng mắc về thực hiện chế độ, chính sách đối với nạn nhân và những người làm công tác Hội.
Coi trọng công tác xây dựng, phát triển tổ chức Hội:
BCH, BTV Tỉnh hội chủ động làm việc với lãnh đạo các huyện, thành phố đề nghị lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng hội; đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ Hội các cấp triển khai hiệu quả các hoạt động Hội; Vì vậy, Hoạt động của Hội các cấp luôn được duy trì, chất lượng hoạt động ngày càng cao. Công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực trình độ, trách nhiệm của cán bộ hội được triển khai thường xuyên. Các Hội huyện, thành phố đã tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm về nội dung, phương pháp công tác Hội. Nội dung tập trung vào công tác tổ chức, tuyên truyền, điều tra thống kê thông tin của nạn nhân, quản lý sử dụng kinh phí, quy chế thi đua, chế độ báo cáo, … Tỉnh hội còn chú trọng chỉ đạo và tổ chức tốt Đại hội nhiệm kỳ ở các cấp hội theo đúng kế hoạch, đảm bảo chất lượng; đồng thời tiếp tục phát triển tổ chức hội cấp huyện, thành phố và cấp xã, phường có đủ điều kiện. Đến nay toàn tỉnh có 11 Hội cấp huyện (100%); 67 hội cấp xã, phường, thị trấn; 34 chi hội ở cơ sở, 04 ban vận động (tăng 33 tổ chức hội so với nhiệm kỳ 2013-2018); Tổng số 3.505 hội viên, (giảm 521 hội viên do đã từ trần, chuyển đi nơi khác…, kết nạp mới 121 hội viên).
Đẩy mạnh tuyên truyền, thi đua khen thưởng:
Hằng năm, Tỉnh hội đều ban hành các văn bản hướng dẫn công tác tuyên truyền. Tập trung vào thời điểm Tết nguyên đán, các ngày lễ lớn, ngày vì nạn nhân chất độc da cam 10/8... Cùng với tuyên truyền; hằng năm, Hội còn tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm với nhiều hình thức như: tổ chức hội nghị gặp mặt, mít tinh, thăm tặng quà... Đặt biệt, Tỉnh hội đã phối hợp với Hội thành phố Đà Lạt, thành phố Bảo Lộc tổ chức thành công lễ Mít tinh kỷ niệm 58 năm, 61 năm thảm họa da cam ở Việt Nam; tích cực tham gia tuyên truyền, vận động cộng đồng ủng hộ, đồng hành với bà Trần Tố Nga trong vụ kiện các công ty hóa chất Mỹ đã sản xuất, cung cấp CĐHH cho quân đội Mỹ sử dụng ở Việt Nam. Hưởng ứng phong trào “Hành động vì nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam” do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam phát động, Hội đã chủ động triển khai trên địa bàn. Phong trào đã phát huy tác dụng, hiệu quả, qua đó đã xuất hiện nhiều cá nhân điển hình, gương người tốt việc tốt được Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh biểu dương, nhân rộng.
Trong 5 năm, Tỉnh Hội được Thủ tướng Chính phủ tặng 01 Bằng khen, UBND tỉnh tặng 1 Cờ thi đua và 2 Bằng khen; 103 cá nhân được tặng Kỷ niệm chương “Đã có thành tích trong sự nghiệp chăm sóc, giúp đỡ NNCĐDC”; 05 tập thể, cá nhân được Trung ương Hội tặng Bằng khen; 19 tập thể, cá nhân được UBND tỉnh tặng Bằng khen và 04 tập thể được UB MTTQVN tỉnh tặng Bằng khen; Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh tặng Giấy khen cho 44 tập thể và 80 cá nhân được và nhiều giấy khen của huyện, thành phố tặng Hội các cấp.
Vượt qua nhiều khó khăn, công tác vận động nguồn lực, tạo nguồn chăm sóc, giúp đỡ NNCĐDC trong tỉnh đạt hiệu quả cao.
Từ đầu nhiệm kỳ đến tháng 6/2023, các cấp Hội đã vận động cộng đồng ủng hộ 11.334.541.000 đồng. Từ nguồn tiếp nhận các cấp Hội, bằng nhiều hình thức thiết thực, ý nghĩa, đã chủ động, tích cực thực hiện tốt công tác chăm sóc, giúp đỡ NNCĐDC:
.jpg)
Duy trì hoạt động của Trung tâm nuôi dạy các em là con NNCĐDC thành phố Bảo Lộc (nội trú, bán trú 4 cháu, ngoại trú: 23 cháu); Trung tâm xông hơi giải độc đã thực hiện xông hơi, giải độc cho 215 lượt nạn nhân trong và ngoài tỉnh). Tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho 19.678 lượt nạn nhân; xây mới, sửa nhà cho 28 gia đình nạn nhân; hỗ trợ vốn sản xuất cho 13 lượt nạn nhân, tặng 105 suất học bổng cho các cháu nạn nhân là học sinh nghèo...
.jpg)
Ngoài ra, Hội còn phối hợp với nhà tài trợ tổ chức thực hiện các chương trình chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân, người nghèo: khám bệnh miễn phí, phát thuốc và tặng quà cho 300 lượt NNCĐDC, người nghèo, tổng giá trị 100 triệu đồng; tổ chức đoàn đi tặng quà đồng bào 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng thiên tai, lũ lụt năm 2020 (tổng số tiền 422.000.000 đồng). Năm 2021, Hội đã phối hợp với nhiều tổ chức cùng chung tay hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào khó khăn do bị ảnh hưởng dịch Covid-19, tổng trị giá quà và tiền mặt trên 60.000.000 đồng. Nhân kỷ niệm 61 năm thảm họa da cam Việt Nam (10/8/1961-10/8/2022), Hội đã tổ chức về nguồn tại huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng để thăm, tặng 200 phần quà, cho các NNCĐDC, người nghèo và tặng quà cho 20 nạn nhân tại huyện Lâm Hà, tổng trị giá 120.000.000 đồng.
Các cấp Hội đã phối hợp với Hội Chữ thập đỏ, các tổ chức, đoàn thể khác tổ chức thăm, tặng quà cho hàng ngàn lượt nạn nhân, cấp 75 xe lăn, 75 xe đạp cho học sinh, người nghèo, nạn nhân; Tổ chức khám bệnh phát thuốc cho 560 lượt người, mổ mắt 10 trường hợp, cấp 5 thẻ bảo hiểm y tế, đào 2 giếng nước cho hộ nghèo.

Tổng giá trị thực hiện các chương trình chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân, người nghèo trong nhiệm kỳ IV là: 10.770.883.000 đồng.
Một số kinh nghiệm Hội thu được trong quá trình hoạt động thực tiễn
Một là, sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, hỗ trợ của các cấp ủy đảng, chính quyền; sự phối hợp, giúp đỡ của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể là yếu tố quan trọng để Hội hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
Hai là, bám sát Nghị quyết Đại hội, chương trình hoạt động hằng năm, có kế hoạch hoạt động phù hợp và thiết thực, có trọng tâm trọng điểm; lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, luôn chủ động và kiên trì, quyết tâm thực hiện chương trình, kế hoạch đã đề ra.
Ba là, tích cực, chủ động với nhiều hình thức, biện pháp mới, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp và các nhà hảo tâm trong vận động nguồn lực chăm sóc NNCĐDC.
Bốn là, Thường xuyên củng cố, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chuyên trách, cán bộ chủ trì vừa nhiệt tình, trách nhiệm, vừa có tinh thần sáng tạo, năng động, chủ động mở rộng các mối quan hệ phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể lồng ghép nhiệm vụ của Hội với các nhiệm vụ trọng tâm của địa phương.
Năm là, Coi trọng công tác giám sát kiểm tra, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm; tăng cường công tác tuyên truyền, biểu dương khen thưởng kịp thời những cá nhân, tập thể có thành tích trong chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân; giữ vững, nhân rộng các điển hình tiên tiến, tấm gương vượt khó vươn lên hòa nhập với cộng đồng của nạn nhân và gia đình; đồng thời tôn vinh những tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thường xuyên ủng hộ, quan tâm chăm sóc, giúp đỡ NNCĐDC.
Hoàng Thị Thu Hồng, Chủ tịch Hội tỉnh Lâm Đồng
Bình luận