Bà Nguyễn Thị Bình, Phó Chủ tịch Hội tỉnh Kon Tum tặng quà cho các cháu là nạn nhân chất độc da cam thế hệ thứ 3
Năm 2023, là năm tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng 05 phong trào thi đua do Thủ tướng chính phủ phát động và các phong trào thi đua do Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam, UBND tỉnh, UBMTTQVN tỉnh phát động; cũng là năm Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Kon Tum luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của cấp Trung ương và tỉnh, đã tạo điều kiện cho Hội hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong năm qua.
Phó Chủ tịch Hội Kon Tum, bà Nguyễn Thị Bình, cho biết, tỉnh Kon Tum hiện còn 825 người đang đươc hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng. Người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đã được giải quyết hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng 590 người. Mức 1 tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên là 06 người; Mức 2 tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% là 47 người; Mức 3 suy giảm khả năng lao động từ 41% đến 60% là 477 người; Mức 4 suy giảm khả năng lao động từ 21% đến 40% là 60 người.
Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đã được giải quyết hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng là 235 người. Mức 1 suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên 29 người, mức 2 suy giảm khả năng lao động từ 61% - 80% có 206 người.
Nạn nhân thế hệ thứ 3 (F2-Cháu): Theo số liệu điều tra, khảo sát thống kê thí điểm năm 2013 tại 30 xã, phường, thị trấn của TP. Kon Tum và huyện ĐắK Hà: có 389 cháu, trong đó: TP. Kon Tum có 281 cháu; huyện ĐắK Hà có 108 cháu (các đối tượng này chưa được hưởng chế độ trợ cấp chất độc hóa học hàng tháng, các huyện còn lại chưa có nguồn kinh phí điều tra, khảo sát).
Trong năm Tỉnh hội đã phối hợp chặt chẽ với Sở Lao động TB&XH, các cấp hội cơ sở quan tâm theo dõi, nắm bắt số lượng, hoàn cảnh cụ thể của nạn nhân và gia đình nạn nhân trên toàn tỉnh để từ đó lên kế hoạch phù hợp trong công tác chăm sóc, hỗ trợ, giúp đỡ nạn nhân và gia đình của họ được chính xác và có hiệu quả.
Tỉnh hội đã làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn các văn bản của Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện chính sách đối với người có công đến các cấp hội và hội viên. Tham gia phản biện tại các buổi hội thảo, tập huấn của Dự án “Hỗ trợ cải thiện chất lượng cuộc sống của người khuyết tật bị phun rải nặng chất da cam” gọi tắt (Dự án Hòa nhập II) tại Kon Tum. Tỉnh hội đã phối hợp Sở Lao động TB&XH thống kê, cung cấp cụ thể danh sách người khuyết tật là nạn nhân bị ảnh hưởng chất da cam/dioxin và thông tin hệ thống các tổ chức hội cơ sở huyện, xã, phường,thị trấn, cán bộ làm công tác hội của 20 chi hội xã, phường, thị trấn thuộc 5 huyện, thành phố (Đắk Hà, Đắk Tô, Ngọc Hồi, Sa Thầy và Thành Phố Kon Tum) trong vùng dự án để cùng tham gia tiếp nhận, quản lý, hỗ trợ triển khai, thực hiện Dự án “Hòa nhập II”.
Tỉnh hội đã phối hợp với Trung tâm hành động quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) thu thập thông tin nạn nhân trên địa bàn tỉnh để đưa vào phần mềm quản lý.
Thực hiện Công văn số 318/TWH của Trung ương Hội nạn nhân chất dộc da cam/dioxin Việt Nam về việc chuẩn bị cho tập huấn quản lý thông tin nạn nhân chất độc da cam/dioxin.Tỉnh hội đã triển khai công văn số 90/CV-HNN gửi đến các huyện, thành hội yêu cầu rà soát tình hình nạn nhân, lập danh sách cán bộ tham gia tập huấn quản lý thông tin nạn nhân trên toàn tỉnh.
Khen thưởng biểu dương các đơn vị, cá nhân làm tốt công tác Hội
Khó khăn của Kon Tum đó là: Tình hình Kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó các doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ, siêu nhỏ có bước phát triển nhưng vẫn còn gặp nhiều khó khăn thách thức, nên sự chung tay góp sức của cộng đồng trong công tác xã hội từ thiện còn nhiều hạn chế; Các tổ chức hội ở cấp cơ sở xã, phường chưa đồng đều, cán bộ làm công tác hội đều là người tuổi cao; kinh phí hoạt động ở cấp cơ sở còn hạn chế, có nơi không có. Những khó khăn đó đã ảnh hưởng đến hoạt động của các cấp hội trong công tác vận động, chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn toàn tỉnh.
Tuy nhiên Hội đã biến những khó khăn thành tiềm lực và quyết tâm.
Năm 2023, Tỉnh hội đã chủ động lập kế hoạch, nội dung tuyên truyền và triển khai xuống các cấp hội; phối hợp với Đài phát thanh truyền hình, các cơ quan Báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn tuyên truyền về thảm họa da cam ở Việt Nam; tuyên truyền các hoạt động nhân dịp Kỷ niệm 62 năm Thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961-10/8/2023) và tổ chức gặp mặt cán bộ, nạn nhân tiêu biểu vào ngày Vì nạn nhân chất độc da cam 10/8; Kiện toàn các cấp hội, có 9/10 huyện, thành phố thành lập hội. Năm 2023 có 03 hội cấp huyện, thành phố (huyện Hội Đắk Hà, huyện Hội Đắk Tô và thành Hội Kon Tum) tiến hành Đại hội nhiệm kỳ. Đến nay, huyện Hội Đắk Hà đã đại hội thành công tốt đẹp; 02 huyện còn lại là thành Hội Kon Tum và huyện Hội Đắk Tô đã hoàn tất hồ sơ, trình UBND huyện, thành phố chờ phê duyệt, dự kiến tiến hành đại hội vào tháng 12 năm 2023.
Cấp xã, phường, thị trấn có 30/102 hội cơ sở xã, phường, thị trấn. Năm 2023 có 07 hội cơ hội cơ sở xã, phường, thị trấn thuộc thành Hội Kon Tum tiến hành Đại hội nhiệm kỳ, trong đó có 04 xã, phường, thị trấn tiến hành đại hội nhiệm kỳ 2023-2028 ( phường Thắng Lợi, xã Hòa Bình, xã Đoàn Kết, xã Đắk Rơ Va) đang lập thủ tục, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đại hội nhiệm kỳ theo kế hoạch; 03 xã, phường, thị trấn đã đến kỳ đại hội năm 2022 nhiệm kỳ 2022-2027 (xã Đắk Bla, phường Thống Nhất, xã Kroong) song đến nay vẫn chưa tiến hành đại hội được. Nguyên nhân: từ năm 2019, Hội cơ sở xã, phường không được hỗ trợ kinh phí (phụ cấp các chức danh Chủ tịch hội) nên công tác Hội của 03 xã chưa chủ động trong việc lập hồ sơ xin phép Đại hội nhiệm kỳ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Kết quả, tính đến tháng 11/2023) Quỹ NNCĐDC được 1.105.000.000 đồng, trong đó: Có 141 Tập thể, cá nhân tham gia ủng hộ Quỹ, tổng số tiền: 280.797.000 đồng; Các cấp hội phối hợp tiếp nhận ủng hộ tiền mặt và quà quy ra tiền của các mạnh thường quân thăm hỏi trực tiếp: 824.203.000 đồng.
Quốc Khánh
Bình luận