• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Vượt khó, vươn lên từ vùng quê nghèo

Vượt khó, vươn lên từ vùng quê nghèo

Trung tuần tháng 8 năm 2020, theo giới thiệu của bà Lê Thị Huệ, Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi về xóm Trại, làng Nu, xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân thăm gia đình NNCĐDC Trần Đức Hào, một trong 15 hộ NNCĐDC điển hình vượt khó vươn lên phát triển kinh tế đạt hiệu quả cao của huyện Thọ Xuân.

NNCĐDC Trần Đức Hào, sinh năm 1952, ông nhập ngũ tháng 5/1971, đơn vị ở chiến trường: C25, Sư đoàn 304, ông từng tham gia chiến đấu ở tỉnh Quảng Trị và chiến dịch Hồ Chí Minh. Tháng 6/1977, ông xuất ngũ về quê, tháng 8/1978, chiến tranh biên giới xảy ra, ông tái ngũ về Trường Sỹ quan Đặc công, sau đó được điều ra công tác tại Đặc khu Quảng Ninh. Năm 1988, do sức khỏe yếu, đơn vị giải quyết về nghỉ theo chế độ bệnh binh 2/4 với quân hàm Thượng úy. Năm 2011, ông được xác nhận là người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Ông tâm sự và chia sẻ với đoàn: Sau 17 năm xa quê đi chiến đấu, trở về làng với ngôi nhà tranh vách đất xập xệ, 5 sào ruộng khoán cùng 4 đứa con đang tuổi ăn học. Trước cảnh khó khăn của gia đình, một số người trong làng đã rủ ông vào miền Nam lập nghiệp nhưng ông không đi. Trong một lần ông đi thăm một người bạn chiến đấu, thấy bạn mình từ nuôi ong mà có cuộc sống dư dả. Trở về nhà ông suy nghĩ: vùng đất bán sơn địa quê ông có nhiều cây trái như cà phê, chè xanh, xa hơn một chút là các nông trường Lam Sơn, Thống Nhất bạt ngàn cao su, cà phê, cứ độ xuân về hoa tỏa hương thơm ngào ngạt. Ông quyết định ở lại quê để nuôi ong lấy mật. Ông chia sẻ với chúng tôi: “Nuôi ong cũng phải có duyên, nghiệp, nhiều người rước ong chúa về lập đàn, dựng tổ nhưng ong không ở, bỏ đi. Đặc biệt, đặc tính của ong rất kỵ hơi lạnh, khi chủ nhà đi dự đám tang về, nếu ra thăm ong, lập tức ong sẽ bỏ đi ngay! Tổ chức của đàn ong rất có kỷ luật, ong chúa là con chỉ huy cao nhất, hàng ngày, bầy ong phân chia nhau: con gác tổ, con đi lấy nhụy hoa, hút mật mang về, nếu ong chúa chết, hoặc bỏ đi là cả đàn cũng bỏ đi theo…”

Còn với ông, hôm nay, dưới vườn cây trái xum xuê trong vườn, 60 bọng ong đang vo ve, quấn quýt bên ông, hàng năm, doanh thu từ nguồn bán mật ong không dưới 60 triệu đồng 1 năm. Ông quyết tâm phấn đấu trong thời gian tiếp theo, ông sẽ nhân đàn ong lên 100 bọng và doanh thu từ mật ong có thể lên tới trên 100 triệu đồng.

Với bản chất của người lính “Cụ Hồ” và tình thương yêu đồng đội, ông đã hướng dẫn cách nuôi ong cho nhiều cựu chiến binh và họ cũng đã thành công. Ông cũng dành một khoản tiền từ nuôi ong để ủng hộ quỹ NNCĐDC, quỹ Vì người nghèo, quỹ Nghĩa tình đồng đội… Ông đã cùng người vợ hiền tần tảo, chăm sóc phát triển đàn ong, các con ông từ “mật ngọt của ong” đã khôn lớn và phát triển, trưởng thành đang lập nghiệp ở Bình Dương.

Trong căn nhà được xây dựng khang trang, ẩn mình trong vườn cây trái xum xuê, những tấm Huân chương và bằng khen của Đảng và nhà nước trao tặng cho ông trong những năm chiến đấu ở chiến trường như một minh chứng một thời oanh liệt và cho ý chí vươn lên, không đầu hàng số phận của một NNCĐDC vượt khó vươn lên, ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, ông là một tấm gương bình dị mà cao quý.

Ông Trần Đức Hào, xóm Trại, làng Nu, xã Xuân Tín, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đang nói về chăm sóc ong lấy mật.

Phạm Quang Thư

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Chuyến đồng hành vì công lý cùng nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

    Chuyến đồng hành vì công lý cùng nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

    Tiếp tục hành trình vận động ủng hộ, đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chất độc da cam Việt Nam của Đoàn VAVA với một ngày làm việc dày đặc hoạt động, di chuyển vừa dài và vất vả từ Paris (Pháp), đến Bruxelles (Bỉ),  bằng mấy loại phương tiện giao thông công cộng để hạn chế chi phí, nhưng kết quả đạt được đã động viên tinh thần chúng tôi thật nhiều ... ...