- Chiến tranh đã lùi xa 45 năm, song hàng triệu người dân Việt Nam và những thế hệ thứ ba, thứ tư sinh ra trong hòa bình vẫn hằng ngày phải mang trong mình di họa của cuộc chiến ấy - phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin do Mỹ rải xuống khắp chiến trường miền Nam trong 10 năm trời, bắt đầu từ ngày 10/8/1961. Từ năm 2004, ngày 10/8 hằng năm được lấy làm ngày “Vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam”. Nhiều hành động, chính sách của Đảng và Nhà nước đã được thực thi nhằm giải quyết hậu quả chất độc hóa học do Mỹ gây ra ở Việt Nam, cùng chia sẻ với nỗi đau của nạn nhân chất độc da cam/dioxin và cũng để thức tỉnh lương tri nhân loại cùng chung tay đấu tranh đòi công lý cho các nạn nhân. Ảnh: TTXVN
Cháu Lê Tiến Dũng, con anh Lê Hồng Tuyến, ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng trị. Anh Tuyến từng tham gia chiến trường Quảng Trị thời kỳ chống Mỹ, bị ảnh hưởng chất độc da cam nên khi cháu Dũng sinh ra bị dị dạng do ảnh hưởng chất độc da cam/dioxin (2000).
Ông Phạm Xuân Mậu tại thôn 15 xã Khánh Trung huyện Yên Khánh chăm sóc người con trai bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam/dioxin.
Ông Lã Chung Khánh ở phố Đông Nam thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư bị ảnh hưởng trực tiếp của chất độc da cam/dioxin nên mọi sinh hoạt, ăn uống, vệ sinh đều phải có người giúp đỡ.
Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Kiên Giang Trần Thu Vân tặng quà của Hội cho gia đình anh Phạm Văn Bưởi và chị Nguyễn Thị Viễn, xã Mông Thọ A, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, có 3 con bị nhiễm chất độc da cam/dioxin.
Chị Trần Thị Hoà, xã Gia Lập, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình là bộ đội công binh Đoàn 559 Trường Sơn, bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, teo liệt toàn thân, phải sống nương tựa vào sự chăm sóc của cha mẹ già.
Tháng 5/2014, bà Trần Tố Nga (ảnh), Việt kiều tại Pháp, đứng đơn kiện 26 công ty hóa chất của Mỹ, trong đó có công ty Monsanto, công ty hóa chất Dow, Tập đoàn OEC... đã cung cấp chất độc hóa học cho quân đội Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam, gây hậu quả nghiêm trọng cho hàng triệu người Việt Nam, trong đó có bà và các con bà. Phiên tòa đòi công lý cho các nạn nhân chất độc da cam/dioxin sau đó đã khai mạc ngày 16/4/2015 tại Tòa Đại hình ở thành phố Evry, ngoại ô Paris.
Ngày 7/11/2018, Việt Nam và Mỹ đã hoàn tất Dự án Xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng kéo dài 6 năm với kinh phí 110 triệu USD, một trong 2 điểm nóng ô nhiễm chất độc da cam/dioxin lớn nhất ở Việt Nam, sau sân bay Biên Hòa (Đồng Nai).
Chiều 17/10/2017, trong chuyến đi tới Việt Nam để làm việc về công tác khắc phục hậu quả chiến tranh, đoàn Nghị sỹ Quốc hội Mỹ do Hạ nghị sỹ Ted Yoho, Chủ tịch Tiểu ban châu Á và Thái Bình Dương thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ làm Trưởng đoàn, đến thị sát công trường Dự án Xử lý môi trường ô nhiễm dioxin khu vực sân bay Đà Nẵng.
Bà Debra Jeanne Kraus, họa sỹ người Mỹ (có chồng là cựu chiến binh tham chiến tại Việt Nam bị nhiễm chất độc da cam/dioxin và đã chết) đến thăm 2 nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam được nuôi dưỡng, điều trị tại làng Hữu Nghị, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội).
Lễ ký bản ghi nhận ý định giữa Cục khoa học quân sự, Bộ Quốc phòng Việt Nam với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) về xử lý ô nhiễm dioxin ở khu vực sân bay Biên Hòa, Việt Nam (23/1/2018).
-
Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch danh dự Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Chủ tịch Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam trao đổi với các đại biểu quốc tế tại Hội nghị khoa học quốc tế "Nạn nhân chất độc da cam/dioxin - những điều mong muốn" (16-17/3/2006).
Các em học sinh xem Triển lãm về dấu tích chiến tranh.
Nguồn: TTX Việt Nam
Bình luận