• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Gò Tháp Mười - Ngày đón xuân ảm đạm

Nói về chiến tranh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước để giành độc lập chuyện buồn vui không sao kể hết được. Có một mùa đón xuân trên vùng đất Đồng Tháp trong ký ức của tôi không bao giờ quên được.

Ngày 1/10/1969, sau khi rời chiến trường Miền Đông Nam Bộ về chiến trường mới có tên chung là Đồng bằng Sông Cửu Long. Ngày 10/10/1969 tôi và đoàn cán bộ tiền trạm theo anh ba Ty, Trung đoàn trưởng và anh Ba Mỳ, Phó Tư lệnh Quân khu 8 đi nghiên cứu chiến trường ở 3 tỉnh Kiến Phong – Mỹ Tho – Kiến Tường.

Chiến trường mới khó khăn vô cùng cơ động bằng xuồng, trên các con kênh, rạch và sông. Chiến trường lần đầu tiên xuất hiện bộ đội chủ lực nói tiếng Bắc nên cán bộ địa phương đưa đón và bảo vệ chu đáo, các anh căn dặn mua bán gì các anh lo, không được quan hệ với dân các anh nói tiếng Bắc là sẽ bị lộ có chủ lực ở Bắc vào thì Mỹ - Ngụy sẽ đánh phá ác liệt, thiệt hại rất lớn. Sau 5 ngày hành quân ban đêm bằng xuồng giao liên đưa đến một căn cứ du kích ở kênh 3 Gò Tháp thuộc bờ bao Trà Kinh. Đón đoàn của tôi có anh Hai Nhu, Huyện đội phó, huyện Mỹ An và 3 anh em là du kích gồm anh ba Nghe, sáu Liêu, năm Phúc. Sau đó anh tư Khương (Chỉ huy trưởng quân sự Kiến Tường) cũng đến gặp chúng tôi các anh vui mừng là chúng tôi đến đây an toàn và mạnh khỏe.

Anh ba Nghe bắt đầu triển khai nhệm vụ: đầu tiên là đến đồn Gảy Cờ Đen (tiền đồn chặn lực lượng ta ở Campuchia xuống). Sau đến chi khu Mỹ An, yếu khu Hậu Mỹ và Đốc Binh Kiều rồi đến kênh Quận nằm trên kênh Dương Văn Dương (Tân Thanh ngày nay) đi nghiên cứu xong các mục tiêu lại về trú quân ở kênh 3 Gò Tháp. Tôi hỏi anh ba Nghe: Kênh 3 Gò Tháp là sao? Anh ba Nghe nói có Gò Tháp nếu chú muốn tôi đưa chú đi và anh Nghe chờ tôi đến Gò Tháp tôi bước lên đây có một ngôi cổ miếu. Tôi hỏi thờ ai vậy? Anh Nghe nói thờ tướng quân Dương Văn Dương đó. Đốt nhang xong tôi theo anh Nghe trở lại Kênh 3; hôm nay cũng là ngày 25 tháng 12 âm lịch còn 5 ngày nữa là đón tết. Nhớ quê da diết về những ngày này.

Tôi thấy rất buồn kể cả đoàn cán bộ đi cùng tôi, anh Nghe nói: ngày tết này các anh buồn lắm phải không? Chúng tôi sẽ ăn tết cùng các anh không về nhà đâu. Theo phong tục ngoài Bắc đón tết như thế nào? Tôi nghe nói có hoa đào, bánh chưng, thịt đông. Trong Nam có hoa mai, bánh tét, giò thủ ... Đêm nay tôi về nhà lấy gạo nếp, đậu xanh, bánh mức kẹo, hoa mai, thịt heo, gà vịt. Đến 10 giờ sáng ngày 26 Tết có một xuồng cắm cờ 3 que chờ đầy đổ từ kênh Chuối đến chúng tôi ai cũng sợ. Anh Nghe nói: không sao đâu vợ tôi và em gái tôi, xuồng vào bờ kênh các anh du kích vác đồ lên và anh cấm chúng tôi ngồi trong lán không nói chuyện. Vì nói tiếng Bắc, anh Nghe triển khai gói bánh chưng thế nào? Bọn tôi chỉ biết gói bánh tét. Trong đoàn có anh Đường, anh Nghị Đại đội trưởng 25 và 26 đều nói em biết gói bánh chưng bằng lá chuối, không cần lá dong và tất cả chúng tôi và du kích tấp nập chuẩn bị tết.

Ngày 28 tết chúng tôi đã chuẩn bị xong, 3 giờ chiều anh Ba Ty, Trung đoàn trưởng đến có anh Tư Khương (Tỉnh đội), anh hai Nhu (Huyện đội) đến thăm anh Ba Ty nói cậu chuẩn bị Tết cho anh em thế này là tốt. Anh ba Ty nói ngày 30 và mồng 1 Tết quân ta xuống đường lần này Tiểu đoàn 10 của cậu chưa đi vì còn tham gia đánh Long Khốt, chỉ có Tiểu đoàn 7 và các đại đội trực thuộc 16, 17, 19, 20; sau đó anh Ba Ty trở lại Mỹ Tho.

Đêm 30 rạng sáng ngày mùng 1 Tết chúng tôi du kích và cả các gia đình du kích cùng vào ăn Tết thật đầm ấm, vui vẻ. Đến 10 giờ sáng, tôi nghe tiếng súng ở Bắc kênh Dương Văn Dương, kênh Ngang có máy bay ném bom, có đổ bộ trực thăng ở đó là Trung đoàn 12, Sư đoàn 7 Ngụy. Tôi biết ngay là chuyện chẳng lành với Tiểu đoàn 7 rồi. Đang theo dõi thì anh Dẫn, Đại đội trưởng tiền trạm trước với tôi đi đón Tiểu đoàn 7. Anh Dẫn nói: anh ơi Tiểu đoàn 7 bị địch tấn công rồi, tan tác giữa cánh đồng em không đón được ai cả. Vừa xong, anh Ba Ty cho người đến báo giữ bí mật chỗ các cậu đang ở, và tổ chức cán bộ cùng du kích đến kênh Ngang xem có giúp được cái gì không? Đến đây anh em tụi tôi cùng 20 du kích gói hết thức ăn của tết mang theo đến kênh Ngang. Đến nơi tang thương đau xót, cả Tiểu đoàn 7 các đại đội trực thuộc không còn ngyên vẹn nữa. Khoảng 250 cán bộ, chiến sỹ đã hy sinh tại Kênh 62 xã Vĩnh Đại – Tân Hưng, mỗi người 1 nơi không thu gom được chỉ còn 50 người bị thương, trong đó có đồng chí Trần Duy Quang, Tiểu đoàn phó bị thương; hiện nay anh còn sống, đã 80 tuổi ở xã Thạch Sơn – Lâm Thao – Phú Thọ.

Sau 4 ngày từ khi chiến sự xảy ra, tôi và đoàn tiền trạm đến nơi. Tìm được 30 thi thể đem vào mai táng tại vườn nhà ông Bảy Quang. Sau này lần lượt các thi thể được đưa về nghĩa trang Tân Thạnh – Long An an táng. Nhân dân xã Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng – Long An. Thương tiếc các chiến sỹ của Tiểu đoàn 7, Trung đoàn 88 lấy ngày 27/7 hàng năm là ngày giỗ chung của các anh. Năm 2020, nhân dân đóng góp xây dựng ngôi đền thờ để tri ân các anh đã hy sinh vì tự do của Tổ quốc tại Kênh 62, xã Vĩnh Đại – Tân Hưng – Long An; xếp hạng di tích cấp tỉnh. Đối với tôi, đây là một ký ức không thể nào quên, hàng năm cứ đến ngày 27/7 lại tề tựu với chính quyền địa phương và gia đình thân nhân liệt sỹ, đồng đội xa gần từ Bắc vào Nam đến có mặt dâng nén hương thơm, cầu mong vong hồn các anh siêu thoát về cõi vĩnh hằng trong lòng đất mẹ Việt Nam anh hùng.

Gò Tháp Mười - Ngày đón xuân ảm đạm
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các đại biểu khánh thành Khu di tích lịch sử Trung đoàn 88, tại xã Vĩnh Đại, huyện Tâm Hưng

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác