• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Người chiến sĩ Thành cổ ngày ấy

Những ngày tháng 7 lịch sử, ngày nào CCB Lê Cảnh Tứ cũng mang tâm trạng rưng rức nhớ về sự kiện 81 ngày đêm vào sinh ra tử, chiến đấu bảo vệ thành cổ Quảng Trị. Hơn 50 năm qua, kí ức một thời hoa lửa ấy luôn dội về trong tâm trí ông, nằm lòng trong đời ông.

Năm nay đã bước sang tuổi 73, nhưng hầu như càng có tuổi thì CCB Lê Cảnh Tứ lại càng nhớ về quá khứ, nhất là cái tuổi “bẻ gãy sừng trâu” của lũ trai làng quê ông. 16 tuổi, anh thanh niên Lê Cảnh Tứ đã khai man cộng thêm 3 tuổi để được lên đường nhập ngũ. Ông kể, vào chiến trường tôi tham gia nhiều trận đánh lớn nhỏ, nhưng lạ cái là đạn thù cứ tránh tôi. Ông Tứ dí dỏm, một lát sau, giọng ông chùng xuống, khoé mắt đỏ hoe, ngấn nước. Nhưng bao đồng đội đã ngã xuống và không bao giờ trở về nữa. Tôi còn sống sót trở về là may mắn hơn tất thảy.

Hiện ông là Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Nghi Lộc.

Ông kể: Năm 1969, tôi được biên chế vào Trung đoàn 246, MT B5. Năm 1971, tham gia chiến dịch Nam Lào, cùng với đồng đội bắn cháy một xe tăng địch và tiêu diệt 18 phương tiện các loại của địch. Đời ông nhớ nhất là chiến dịch 81 ngày đêm chiến đấu giành giật từng tấc đất bảo vệ thành cổ Quảng Trị năm 1972.

Thành cổ Quảng Trị nằm sát sông Thạch Hãn, được xây dựng từ thời vua Gia Long, có hình vuông, mỗi cạnh 500m, bao quanh là hào nước rộng 18m, sâu 3m với mục đích phòng thủ.

Trong trận 81 ngày đêm, kẻ địch đã dựng nhiều hỏa lực, trại lính, lắp tường hộp bằng sắt dày một mét và đắp nhiều bao cát, đất cùng với hàng rào dây thép gai dựng lô cốt, ụ súng và chiến hào kiên cố.

Về chiến lược, các bên phải bằng mọi giá làm chủ chiến trường này. Ai chiến thắng sẽ tác động trực tiếp tới vị thế của mình trong cuộc đàm phán ở Paris lúc bấy giờ.

Nếu quân ta giải phóng được Quảng Trị nguy cơ địch mất tiếp Thừa Thiên, và Mỹ sẽ đổ vỡ kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh. Chính vì vậy, Mỹ bổ đã đổ thêm khí tài, phương tiện cho quân đội Việt Nam Cộng hòa, nhằm phản công tái chiếm Quảng Trị, đặc biệt là khu vực thành cổ. Sáng 28/6/1972, lực lượng Ngụy quân với sự hậu thuẫn của Mỹ đã tổ chức các cuộc phản công mang mật danh "Lam Sơn 72" trên quy mô lớn để tái chiếm Quảng Trị, bắt đầu bắn phá khu vực thành cổ cả ngày lẫn đêm.

Thắp hương tưởng nhớ, tri ân đồng đội tại Quảng Trị

Tổng lực lượng đánh chiếm Quảng Trị của địch lúc đó gồm 13 trung đoàn bộ binh, 17 tiểu đoàn pháo binh, 5 thiết đoàn xe tăng và nhiều đơn vị công binh, không quân, hải quân. Tháng 6/1972, tính riêng máy bay B52 xuất kích trung bình 135 lần/ngày và có thể lên 200 lần/ngày. Thậm chí chúng rải chất độc hoá học xuống vùng đất Quảng Trị.

Lúc đó tiểu đoàn của tôi đã có 600 anh em hi sinh, chỉ sống sót được 20 người trong đó có tôi. Ngày 13/7/1972, địch đánh ác liệt vào vị trí cắm cờ, đến 4h sáng ngày hôm sau (ngày 14/7), một toán biệt kích tinh nhuệ của địch gồm 7 tên, luồn sâu vào vị trí cắm cờ, mục đích của chúng là cắm cờ xong thì quay phim, chụp ảnh lại làm bằng chứng để cho rằng đã chiếm được thành cổ. Nhưng khi chúng vừa nhảy lên bờ thành thì bị quân ta tiêu diệt gọn và thu toàn bộ điện đài, máy ảnh. Cả toán 7 tên đều bị tiêu diệt, âm mưu của chúng không thực hiện được, quân ta đã phá huỷ toàn bộ điện đài, máy quay phim, máy ảnh và cờ ba sọc của chúng.

Ông Lê Cảnh Tứ cùng đồng đội thăm lại chiến trường xưa ở Quảng Trị

Rời chiến trường Quảng Trị, ông còn tham gia chiến dịch giải phóng Thừa Thiên Huế, đến năm 1978, tăng cường cho chiến trường Campuchia.

Năm 1980, sau khi trải qua nhiều chức vụ, ông về tỉnh đội Nghệ An công tác rồi nghỉ hưu với cấp hàm Đại tá, thương binh hạng 4/4.

Từ năm 2009 đến nay, ông là Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Ông cho biết, hoạt động hội trên địa bàn vừa có đồng bằng lại có vùng núi, tuổi cao, lại là thương binh nên bản thân gặp rất nhiều vất vả khó khăn. Ông nói: Chúng tôi hoạt động hội chủ yếu bằng cái tâm của mình, nghĩa tình với đồng đội là chính. Ông nhớ có lần Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chuyến thăm Tỉnh đội Nghệ An đã căn dặn “Cựu chiến binh phải luôn thương yêu giúp đỡ nhau vì không ai có thể hiểu CCB bằng chính bản thân các CCB”. Chính vì thế, ông luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của hoạt động Hội ở cơ sở. Ông bảo, hoạt động với phương châm “Tự lo – Tự liệu – Tự trang trải”.

Năm ngoái, trong tình hình dịch Covid19 rất căng thẳng, nhưng hội đã kêu gọi ủng hộ được số tiền 199 triệu đồng vào quỹ NNCĐDC/dioxin. Trong 6 tháng đầu năm 2022, Hội đã phát động kêu gọi ủng hộ được số tiền là 210 triệu đồng. Với số tiền vận động được, Hội quản lý chặt chẽ và chi tiêu đúng quy định, hiệu quả, đúng mục đích, đến tận tay các đối tượng, tạo lòng tin, trách nhiệm với nạn nhân, gia đình nạn nhân.

“Tôi là người từng vào sinh ra tử, lại là thương binh, trực tiếp chứng kiến những nỗi đau, mất mát cả thể xác lẫn tinh thần của đồng đội, của gia đình các NNCĐDC tôi nguyện sẽ tiếp tục tận hiến với quê hương, với công việc thiêng liêng góp phần “xoa dịu nỗi đau da cam”. Ông Lê Cảnh Tứ trải lòng.

Tường Hiếu (VP Bắc miền Trung)

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Chung một niềm tin bảo vệ Đảng

    Chung một niềm tin bảo vệ Đảng

    Tối 24-4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền ...
    Nơi nghĩa tình sâu nặng vì nạn nhân chất độc da cam

    Nơi nghĩa tình sâu nặng vì nạn nhân chất độc da cam

    Tôi tên là: Trần Văn Toàn, 72 tuổi; quê quán: xã Nam Tiến, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Tôi được đến Trung tâm Bảo trợ xã hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam, địa chỉ tại xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội để xông hơi giải độc từ ngày 29/3 đến ngày 18/4/2024. Trước khi rời Trung tâm về địa phương, tôi xin có đôi ...