• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Tỉnh Quảng Ninh thực hiện tốt trợ giúp xã hội

Thời gian qua, các ngành, đơn vị trên địa bàn tỉnh đã tập trung thực hiện các giải pháp, phát huy sức mạnh cộng đồng cùng tham gia chăm sóc, giám sát thực hiện chính sách, chế độ cho các đối tượng bảo trợ xã hội. Với những việc làm thiết thực từ tỉnh đến cơ sở đã giúp đối tượng bảo trợ xã hội ổn định cuộc sống, vơi bớt khó khăn.
\
Lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH thăm, tặng quà cho người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đầm Hà, tháng 4/2022.

Để thực hiện hiệu quả công tác trợ giúp xã hội, trên cơ sở văn bản của Trung ương, căn cứ điều kiện thực tế của địa phương, Quảng Ninh đã ban hành văn bản triển khai các chính sách liên quan theo từng giai đoạn, thực hiện trợ cấp cho các đối tượng kịp thời, đúng chế độ. Đặc biệt, tỉnh nâng mức trợ cấp, mở rộng đối tượng so với quy định của Trung ương, góp phần đáp ứng nguyện vọng nhân dân, tạo tiền đề cho sự ổn định kinh tế, chính trị, xã hội địa phương.

Cụ thể, ngay khi Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội được Chính phủ ban hành có hiệu lực, ngày 16/7/2021 HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 21/2021/NQ-HĐND quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và các đối tượng khó khăn khác trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Nghị quyết 21/2021/NQ-HĐND đã nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người sinh sống tại cộng đồng, cao gấp 1,3 lần so với mức chuẩn của Trung ương (giai đoạn 1/8/2021 đến 31/12/2022 mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng là 450.000 đồng/tháng; từ ngày 1/1/2023 trở đi mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng là 500.000 đồng/tháng).

Ngoài nâng mức chuẩn trợ cấp xã hội, nghị quyết trên còn mở rộng thêm một số nhóm đối tượng như: Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn toàn tỉnh; người cao tuổi không có khả năng lao động thuộc hộ nghèo; người bệnh nặng, ốm đau thường xuyên, người mắc bệnh cần điều trị dài ngày, không có khả năng lao động tạo ra thu nhập thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo; người từ đủ 70 tuổi trở lên đến dưới 80 tuổi không có lương hưu, không được hưởng trợ cấp BHXH hoặc trợ cấp xã hội hằng tháng và chưa được cấp thẻ BHYT theo các chính sách khác khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng.

Nghị quyết được ban hành đã tác động tích cực đến đời sống của người dân, đáp ứng được đòi hỏi tình hình thực tiễn, kịp thời trong việc triển khai chính sách bảo trợ xã hội.

Theo nhận định của cơ quan chức năng, đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng, trong đó nhóm đối tượng có số lượng tăng nhiều nhất là người khuyết tật và người cao tuổi (do tai nạn lao động, lao động để lại tình trạng khuyết tật và do tuổi thọ người dân ngày một cao). Tính đến hết năm 2021, toàn tỉnh có 42.114 đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng chế độ trợ giúp xã hội theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị quyết 21/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh, trong đó có 4.778 người hưởng trợ cấp xã hội theo Nghị quyết 21/2021/NQ-HĐND, với kinh phí thực hiện trên 270 tỷ đồng/năm. Các đối tượng được hưởng đầy đủ chính sách, kịp thời.

Cùng với trợ giúp xã hội thường xuyên, tỉnh cũng quan tâm trợ giúp xã hội đột xuất. Những năm qua, công tác cứu trợ xã hội luôn được đảm bảo đúng đối tượng, kịp thời tới những cá nhân gặp rủi ro, đột xuất; tới từng hộ gia đình có người thân bị chết do thiên tai, bão lũ...

Việc trợ giúp khẩn cấp cho những người, hộ gia đình gặp rủi ro, đặc biệt do thiên tai, dịch bệnh được thực hiện theo phương châm “4 tại chỗ” nên đã cơ bản đáp ứng kịp thời được nhu cầu cần thiết cho người dân trong tình trạng khẩn cấp. Về cơ bản là trợ giúp để người dân và cộng đồng ổn định tạm thời cuộc sống và trợ giúp để duy trì, phát triển. Ngoài ra, một số nội dung trợ giúp xã hội khác như hỗ trợ chi phí điều trị khi bị thương nặng, hỗ trợ mai táng phí; hỗ trợ làm nhà và sửa chữa nhà ở; hỗ trợ đột xuất... tỉnh đều nâng mức cao hơn so với quy định của Chính phủ, phù hợp tình hình KT-XH của địa phương.

Tiêu biểu như mức hỗ trợ chi phí điều trị bị thương nặng được tích hợp các chế độ theo chính sách của tỉnh và nâng mức hỗ trợ lên 5 triệu đồng (quy định của Trung ương tại Nghị định 20/NĐ-CP là 3,6 triệu đồng); đối với hỗ trợ chi phí mai táng nâng lên mức 8 triệu đồng (quy định Trung ương là 7,2 triệu đồng), trường hợp đặc thù, mức hỗ trợ là 20 triệu đồng...

Kết quả đạt được trong xây dựng, thực hiện chính sách trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã góp phần ổn định xã hội; đảm bảo chất lượng cuộc sống của nhân dân nói chung, của đối tượng bảo trợ xã hội, người yếu thế nói riêng; giúp các đối tượng bảo trợ xã hội hòa nhập cộng đồng; đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác an sinh xã hội.

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Chung một niềm tin bảo vệ Đảng

    Chung một niềm tin bảo vệ Đảng

    Tối 24-4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền ...
    Nơi nghĩa tình sâu nặng vì nạn nhân chất độc da cam

    Nơi nghĩa tình sâu nặng vì nạn nhân chất độc da cam

    Tôi tên là: Trần Văn Toàn, 72 tuổi; quê quán: xã Nam Tiến, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội. Tôi được đến Trung tâm Bảo trợ xã hội NNCĐDC/dioxin Việt Nam, địa chỉ tại xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội để xông hơi giải độc từ ngày 29/3 đến ngày 18/4/2024. Trước khi rời Trung tâm về địa phương, tôi xin có đôi ...