• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Trò chuyện với "Liệt sĩ"

Sau chiến tranh, biết bao phận người đến nay vẫn chưa thể giải mã hết được, trường hợp ông Nguyễn Huy Đại, trú ở huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh là một ví dụ. Khi ông còn "mê mải" chiến đấu với quân thù thì ở hậu phương, người vợ của ông nhận được giấy báo tử, ông đã hi sinh nên đã đi lấy chồng khác, tạo bước ngoặt lớn trong cuộc đời ông. Nhưng ông đã vượt qua, biết bao người lính đã từng như vậy.

Ông Nguyễn Huy Đại run rảy chìa cho tôi tấm Giấy báo tử rồi bảo, chính tờ giấy này đã bẻ cuộc đời ông sang một hướng khác, nhưng cũng dễ thông cảm vì chiến tranh có biết bao là sự cố đến với muôn vạn phận người, nhất là những người lính.

Năm nay đã 74 tuổi, khi mới 18, chàng thanh niên Nguyễn Huy Đại nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc như bao chàng trai khác đã xung phong ra chiến trường.

Tháng 2 năm 1969, ông được biên chế vào Tiểu đoàn 8, Tỉnh đội Hà Tĩnh rồi đi học lớp sĩ quan ở Sơn Tây, hai năm sau, tức năm 1972, ông đầu quân vào chiến trường B Quảng Trị. Tại đây ông nhận nhiệm vụ Trưởng đài trinh sát thuộc Sư đoàn 304, tác chiến các vùng: Giao An – Gio Linh, A Sầu – A Lưới – Bản Đông – Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam – Long Khánh – Trảng Bom – Biên Hoà – Đồng Nai – Sài Gòn.

Khi ấy: “Chúng tôi phải tìm cách luồn sâu vào lòng địch, công việc hết sức bí mật, bất ngờ. Chúng tôi xác định nếu bị địch phát hiện sẽ tra tấn dã man và khó mà sống sót trở về. Nhưng hồi đó, lính như chúng tôi không ai sợ chết, ai cũng giành nhau làm những việc khó, nguy hiểm nhất. Tuy nhiên vì tính chất công việc, trình độ chuyên môn và khả năng từng người nên chúng tôi phân công mọi việc hợp lí với mục tiêu công việc hiệu quả nhất”. Ông kể.

Đến ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, ngày 30/4/1975, ông được về quê ở xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, lấy vợ sinh con lập nghiệp với một "gia đình nhỏ nhưng hạnh phúc to". Nhưng đất nước chưa nguôi ngọn lửa chiến tranh, người lính về quê chưa kịp vỡ đất cày ruộng thì lại phải tiếp tục lên đường nhằm giữ yên bờ cõi. Lần này ông được biệt phái sang Campuchia, lúc đó có Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh đang là Tham mưu trưởng (đóng quân ở Cam Phốt – BEM 21 khi vào Biên Hoà – Đồng Nai – xâm nhập vào khu căn cứ nước trong, Long Bình (Đồng Nai). Mỗi lần có tin báo gửi về chỉ huy được đọc tên lóng (Đáp – Cầu – An Châu – IT tờ) – ĐẠI để tránh sự theo dõi của địch – rà mạng thông tin từ máy dò sóng để biết chỗ phát ra… Lúc này, ông nằm trong tổ cảm tử của ta gồm 5 điệp viên (2 đặc công, 2 điệp viên, 1 trưởng đài chính là ông) nhận nhiệm vụ luồn sâu vào hàng ngũ của địch để hoàn thành nhiệm vụ tuyệt mật mà cấp trên giao. Khi đi ai cũng xác định một đi không trở lại, với quyết tâm “Quân nhân không sợ chết, chỉ sợ không hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ là vẻ vang nhất” và trong số những người đi, năm 1979, cả 5 người trong đội của ông, người nhà ở hậu phương đều nhận được giấy báo tử, trong đó 4 đồng đội của ông mãi mãi nằm lại chiến trường, còn ông tuy đã báo tử nhưng vẫn may mắn trở về. Ông kể trong nước mắt, tôi xác định là “một đi không trở lại”. Khi trở về, vợ ông đã đi lấy chồng khác vì bà ấy nhận giấy báo tử của tôi, bà ấy đúng. Sau khi nhận được giấy báo tử và biết tin tôi hi sinh ở chiến trường, nỗi đau dần nguôi ngoai thì bà cũng đi tìm lương duyên mới là đúng tôi không trách, chỉ trách số phận tôi. Nhiều lúc đớn đau, xót xa, tôi nghĩ, giá tôi hi sinh thật chắc cuộc sống còn có ý nghĩa hơn.” Ông Nguyễn Huy Đại nghẹn ngào. Một lát sau ông điềm tĩnh kể thêm, với bản lĩnh của người lính năm xưa, ông đã vượt lên nỗi đau thể xác và tinh thần, lao vào công việc đoàn thể và xã hội rồi xây dựng gia đình thứ hai. Hiện ông là Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc Da cam/Đioxin của xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân.

Ông Đại kể chuyện với Phóng viên TCDCVN và bà Hồ Thị Ngân Hồng, Chủ tịch Hội NNCĐDC/dioxin huyện Nghi Xuân

Bà Hồ Thị Ngân Hồng, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin huyện Nghi Xuân cho biết: “Trong hoạt động công tác, dù ở cương vị nào, ông Nguyễn Huy Đại đều làm việc rất tâm huyết và có trách nhiệm, được cấp trên, nhân dân và mọi người quý mến. Đặc biệt, những gia đình gặp khó khăn bác Đại thường xuyên giúp đỡ. Trong cuộc sống đời thường bác Đại luôn gần gũi, sống chan hòa với mọi người, gương mẫu chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước”. Nhờ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong chiến đấu và cả đời thường, ông vinh dự được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương chiến công Hạng Ba, Huân chương giải phóng và nhiều Bằng khen, giấy khen của UBND các cấp trao tặng.

Tâm nguyện của ông khi công tác ở Hội nạn nhân chất độc Da cam/đioxin xã Xuân Liên là phần lớn các hội viên đã lần lượt bước vào độ tuổi “xưa nay hiếm” nhưng cuộc sống vật chất và tinh thần của họ vẫn rất kham khổ, họ còn thêm gánh nặng cuộc đời là có con hoặc cháu cũng là nạn nhân của chất độc da cam. Rất mong các cấp, các ngành lưu tâm cho con, cháu họ được sự đãi ngộ của chế độ, sự quan tâm chăm sóc của Đảng, nhà nước và sự chung tay góp sức của toàn xã hội để họ có cuộc sống yên tâm hơn khi đã “gần đất xa trời”. Ông Nguyễn Huy Đại chia sẻ./.

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Chung một niềm tin bảo vệ Đảng

    Chung một niềm tin bảo vệ Đảng

    Tối 24-4, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân (QĐND) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội (MB) tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi viết “Bảo vệ nền ...