• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Hai nạn nhân chất độc da cam sống chung để chăm sóc cho nhau  

Thời tiết miền Nam những ngày trong tháng tư này, luôn nắng nóng gay gắt , tiết trời oi bức, rất khó chịu; nhưng chúng tôi vẫn “tranh thủ” thời gian đến thăm những người từng tham gia hoạt động kháng chiến là nạn nhân chất độc da cam đang sinh sống tại thành phố Tân An, tỉnh Long An.  

Nặng nghĩa tình “vừa là đồng chí, vừa là chị em.

Cùng tham gia hoạt động kháng chiến và bị nhiễm chất độc da cam/dioxin, đang được hưởng chế độ trợ cấp NNCĐDC hàng tháng luôn nặng nghĩa tình “vừa là đồng chí, vừa là chị em”; bởi mẹ ruột của “chị Năm Ngươn” là mẹ nuôi của “cô Ba Dân”, (không biết từ lúc nào, mọi người thường gọi thân mật bà Kiều Thị Dân là “cô Ba Dân”, bà Lý Thị Ngươn là “chị Năm Ngươn”). Bài viết này chúng tôi cũng gọi theo cách gọi thân mật đó.

Cô Ba Dân, sinh năm 1933, ở xã Tân Nhật, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, tham gia cách mạng từ năm 1949; ban đầu làm giao liên, rồi làm công tác vận động quần chúng tham gia diệt ác, phá kìm kẹp, có lúc được tổ chức phân công làm Bí thư Đảng ủy tỉnh lỵ Khiêm Cương (thuộc tỉnh Hậu Nghĩa chế độ cũ). Sau 30/4/1975, cô Ba Dân được tổ chức phân công làm Bí thư Thị ủy Tân An - tỉnh Long An, sau đó được đi học nghiệp vụ về công tác Đảng ở Thủ đô Hà Nội. Học xong, khi về  được phân công làm Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy Long an, rồi làm Bí thư Đảng ủy khối II cho đến khi nghỉ hưu.

 

Trao tặng quà cho cô Ba Dân và chị Năm Ngươn nhân ngày Vì nạn nhân chất độc da cam

 Còn chị Năm Ngươn, sinh năm 1945, quê ở xã Long Hòa, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, tham gia cách mạng từ năm 1963, hoạt động ở vùng “Vành đai diệt Mỹ Rạch Kiến”. Trong chiến dịch Tổng tiến công đợt 2 năm Mâu Thân 1968, chị bị địch bắt cùng 01 đồng chí du kích (trong lúc chiến đấu, tổ có 4 người, thì 2 người hy sinh, 2 người bị thương và bị địch bắt - trong đó có chị Năm Ngươn). Chị bị địch đày ra tận nhà tù ở Qui Nhơn, đến năm 1973 được trao trả tại Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. Sau 30/4/1975, chị Năm Ngươn được tổ chức phân công làm Bí thư Đảng ủy phường 2, thị xã Tân An (nay là thành phố Tân An), tỉnh Long An, sau đó được đi học nghiệp vụ về công tác Đảng ở Thủ đô Hà Nội; học xong, khi về được phân công làm công tác tuyên huấn, rồi dân vận và tổ chức thị xã Tân An cho đến khi nghỉ hưu.

Sống chung để luôn được chăm sóc cho nhau

Như chị em ruột thịt, cô Ba Dân và chị Năm Ngươn khi về nghỉ hưu quyết định sống chung với nhau để được bầu bạn, chia sẻ ngọt bùi, chăm sóc cho nhau khi ốm đau, bệnh tật... Trước năm 1981, cô Ba Dân và chị Năm Ngươn ở tạm cùng tập thể nơi cơ quan công tác. Từ năm 1981, được cơ quan chủ quản tài trợ cất nhà cấp 4, chị Năm Ngươn mua đất cất nhà trước, sau đó cô Ba Dân mua đất kế bên cất nhà liền kề và thông cửa, sống chung với nhau tại địa chỉ 150/8, khu phố 5, đường Huỳnh Văn Gấm, phường 2, thành phố Tân An, tin hr Long An.

Mọi người cùng khu phố rất trân trọng, quý mến khi biết cô Ba Dân và chị Năm Ngươn là NNCĐDC neo đơn, gặp không nhiều khó khăn trong cuộc sống; quyết định sống chung để đùm bọc, chăm sóc cho nhau. Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), xin kính chúc những người tham gia hoạt động kháng chiến, những NNCĐDC, trong đó có cô Ba Dân và chị Năm Ngươn luôn luôn mạnh khỏe, bình an trong cuộc sống./.

 Quang Rại

 

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Hội tỉnh Tiền Giang: Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam

    Hội tỉnh Tiền Giang: Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam

    Bà Trần Thị Quý Mão, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Tiền Giang, chia sẻ: Phương châm xuyên suốt trong hoạt động của Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh là: “Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam”. Những năm qua Hội các cấp trong tỉnh luôn gần gũi, cảm thông và chia sẻ với NNCĐDC; Hội luôn giữ vai trò nòng cốt, là ...