• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

Nghê An: Xã biên giới Nậm Cắn còn nhiều khó khăn

Xã biên giới Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn, nằm ở khu vực giáp ranh giữa Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn, Việt Nam và Cửa Khẩu Namkan tỉnh Xiêng Khoảng, Lào. Dân số của xã gồm 960 hộ, 5.000 nhân khẩu trong đó có 310 hộ đồng bào dân tộc Mông sinh sống ở 6 bản: Hội Nho, Nậm Khiên, Nậm Càn, Sơn Thành, Liên Sơn và Thăm Hín, chủ yếu hộ nghèo vùng sâu, vùng xa, các đối tượng khuyết tật, già cả neo đơn. Địa hình chia cắt, hiểm trở, nhiều bản đường giao thông đi lại khó khăn cheo leo vách núi.  

Canh tác lương thực chủ yếu ở những nơi rừng cao núi thẳm

Về với xã Nậm Cắn, cảm nhận đầu tiên là hoa Ban bắt đầu khoe sắc. Trên khắp các cung đường, núi đồi, làng bản rực lên sắc trắng, cảnh sắc thiên nhiên đẹp đến nao lòng. Từ xa xưa, hoa Ban đã gắn liền với không gian sống của đồng bào các dân tộc Mông, Thái, Khơ Mú ở miền biên giới Nậm Cắn. Hoa Ban không chỉ tô đẹp cho cuộc sống con người mà còn là một loại thực phẩm làm nên món nộm ngon hiếm có ở vùng cao. Hoa Ban nở trùm lên những ngôi nhà truyền thống của người dân bản Noọng Dẻ. Trồng và chăm sóc cây hoa Ban để tạo cảnh sắc nhằm phát triển du lịch. Hiện xã đang tập trung trồng ở bản Khánh Thành với số lượng gần 200 cây cho hoa đẹp. Nơi ấy, có cửa khẩu Quốc tế thông thương với nước bạn Lào, có 4 bản biên giới với nhiều đường mòn, lối mở… Nhưng, Nậm Cắn - mảnh đất tiền tiêu của xứ Nghệ vẫn luôn đảm bảo an ninh trật tự bằng những đóng góp không mệt mỏi của đội ngũ già làng, trưởng bản. Nhờ đó, những bản làng của đồng bào Mông, Thái, Khơ mú đang đổi thay từng ngày bằng các mô hình sinh kế hiệu quả…

Một đoạn Quốc lộ 7 qua xã Nặm Cắn

Xã Nậm Cắn giờ đây xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi rất hiệu quả. Nổi bật là mô hình nuôi trâu, bò và nuôi dê, hộ nào cũng nuôi đến hàng trăm con. Đồng bào Mông, Khơ Mú, Thái đã nỗ lực, vượt khó, vươn lên để khai thác tiềm năng, lợi thế vùng đất vào phát triển kinh tế, đẩy đuổi đói nghèo. Vượt dốc Noọng Dẻ, đến trang trại chăn nuôi dê của ông Too Loo Ca Move bản Khánh Thành. Trang trại nằm sâu dưới tán rừng, phía dưới chân khe Cắn. Ông Move nói: nhiều bận mất trắng vì rét, vì dịch bệnh rồi đó. Nay, nhà ta mời cán bộ thú y tiêm phòng định kỳ, cho ăn đầy đủ, phòng chống rét mùa đông nên vật nuôi phát triển ổn định.

Bên cạnh chăn nuôi, cây ngô lai đã trở thành cây chủ lực trồng trên đất Nậm Cắn với diện tích ngô nhiều nhất huyện Kỳ Sơn, đạt trên 280 ha. Ngoài ra cây lạc, vốn quen với vùng miền xuôi cũng đã bén rễ, khẳng định hiệu quả cây trồng trên dãy Trường Sơn. Đã 3 năm cây lạc “nhập cư” vào Nậm Cắn thì cũng là chừng ấy mùa lạc no ấm đến với nhiều bản làng ở xã tiền tiêu này. Chị Tâu  Thi A Daa bản Pà Ca, xã Nậm Cắn nói: Từ khi chuyển đổi sang trồng lạc, cùng diện tích đất cho năng suất cao hơn, giá cả cũng cao gấp đôi so với lúa. Từ mấy hộ thử nghiệm ban đầu ở bản Pà Ca - bản làng của người Khơ Mú, đến nay, diện tích trồng lạc ở Nậm Cắn cũng ngày càng mở rộng. Người dân xã Nậm Cắn cho biết, sườn núi nơi đây khá dốc, đất sét pha cát rất thích hợp với cây lạc, mang lại hiệu quả kinh tế. Sản phẩm được thương lái tìm đến tận bản thể thu mua nên rất phấn khởi.

Người dân Nậm Cắn cũng chia sẻ, mấy năm nay thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng nhiều đợt kéo dài và liên tiếp ảnh hưởng đến đời sống, phát triển kinh tế của người dân, nhất là trồng trọt, nên một số hộ bỏ trồng lúa, chuyển qua trồng loại cây khác, hoặc bỏ vụ mùa. Ông Lầu Bá Chày, Chủ tịch UBND xã nhấn mạnh: Nhiều hộ gia đình có lao động, nhưng bệnh tật, người nhà đi làm ăn xa, nhà cửa xuống cấp, hỗ trợ theo thời điểm hiện tại hơn 50 triệu, không thể làm nhà được cho hộ dân, các đối tượng hộ gia đình trong nhà 3 đến 4 nhân khẩu thì người tàn tật quắt queo, người không đi lại và lao đông được, cần tăng mức hỗ trợ cho các đối tượng chính sách, có hai hộ bị sạt lở nhà cửa cần quan tâm đầu tư xây dựng; về kinh tế cần hỗ trợ dắt tay, chỉ việc hỗ trợ cây, con vật nuôi, bổ trợ bao tiêu sản phẩm tránh được mùa mất giá, được giá mất mùa, khó khăn lớn nhất đó là thiếu nước canh tác vì có độ dốc lớn, các bìa rừng ven suối hỗ trợ trồng các giống cây ngắn ngày rau màu, nhanh thu hoạch cung cấp hàng hóa.

Khó khăn, thách thức là thế… nhưng Nậm Cắn lại rất bình yên

Trong số 4 bản giáp biên giới, mỗi bản đã xây dựng được 1 tổ tự quản đường biên, cột mốc có sự tham gia của rất nhiều thành phần tại thôn bản như: phụ nữ, dân quân, thanh niên… và đương nhiên là không thể thiếu vai trò của người có uy tín, già làng, trưởng bản với hơn 29 km đường biên, có 9 cột mốc, thuộc 2 xã Nậm Cắn và Tà Cạ. Thực hiện chương trình MTQG 1719, Nậm Cắn đã được đầu tư nhiều hạng mục công trình quan trọng. Đó là đường giao thông liên bản Pa Ca, đường vào khu sản xuất bản Huồi Pốc, đường bê tông nội bản Tiền Tiêu, nhà văn hóa bản Trường Sơn, công trình nước sinh hoạt bản Noọng Dẻ… Sắp tới, những mô hình sinh kế mới từ chương trình MTQG 1719 cũng sẽ được hỗ trợ cho bà con Nậm Cắn như hỗ trợ cây giống và kỹ thuật trồng đào, hỗ trợ giống và kỹ thuật chăn nuôi lợn, trồng cây bo bo…

Về với xã biên giới đọng lại sâu sắc nhất trong chúng tôi đó là Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn chính sách đồng bào dân tộc thiểu số.

     Bảo Sơn

 

 

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Hội thành phố Cần Thơ nhận Bằng khen của UBND

    Hội thành phố Cần Thơ nhận Bằng khen của UBND

    Tại Đại hội Đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Cần Thơ lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 (ngày 23, 24/4/2024), Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin thành phố Cần Thơ được UBND thành phố tặng bằng khen về thành tích thực hiện chương ...
    Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

    Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

    Sáng 7-5, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Ủy ban Trung ương Mặt ...