• Quảng cáo: 0246.265.2654
Tiếng Việt
English
logo
ĐOÀN KẾT - NGHĨA TÌNH - TRÁCH NHIỆM - VÌ NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC DA CAM

BÀI DỰ THI: Nỗi đau da cam 40 năm của một gia đình người Mường

BÀI DỰ THI: Nỗi đau da cam 40 năm của một gia đình người Mường

Tôi có thể tin chắc rằng bất cứ ai khi đã được tận mắt chứng kiến bệnh tật và hoàn cảnh của gia đình NNCĐDC, ông Bùi Văn Hạt, người dân tộc Mường, xóm Trang, xã Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, không thể không xúc động, thương xót, mủi lòng.

Ông Bùi Văn Hạt, sinh năm 1944, người dân tộc Mường, sống trong một làng quê miền núi, thuần nông, từ bé đã là người chất phác, thật thà chăm chỉ lao động, chăn trâu, cày bừa giúp gia đình, vì nhà nghèo nên chỉ được theo học tại trường làng qua quít.

Tháng 10/1965, ông lên đường nhập ngũ, giai đoạn đầu hoạt động ở tỉnh Sơn La, Lai Châu, năm 1968 được điều động vào chiến đấu tại chiến trường Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu long; năm 1971 ông xuất ngũ, trở về quê hương. Ông xây dựng gia đình và sinh được 5 người con (3 trai, 2 gái). Điều không ngờ là chất độc da cam/dioxin từ ông đã di truyền sang 2 người con gái: Bùi Thị Thiền, 40 tuổi, bị bại liệt toàn thân, tâm thần nặng, không đi lại được, mọi sinh hoạt cá nhân đều phải nhờ cậy người mẹ và em dâu chăm sóc. Con gái thứ 2 là Bùi Thị Si, 35 tuổi, người gầy đét, khô khốc, 2 mắt trũng sâu, lơ đãng, mồm méo, răng vẩu, cổ ngặt ngẽo, chân tay đều teo tóp mềm nhũn "không cười, không nói" trông dáng một hình nhân tiều tụy vô hồn. bị nhiễm chất độc da cam, mất sức lao động 61 %,

Nguồn thu nhập chủ yếu của khoản trợ cấp của 3 bố con là 6,1 triệu đồng/tháng, trong một gia đình có 10 người, ngoài 3 người bị bệnh tật ra, số còn lại phải thay nhau chăm sóc, nuôi dưỡng phục vụ cho 3 người bệnh tật triền miên, quằn quại trong 40 năm qua, cực kỳ khó khăn. Ngoài chăm sóc nuôi dưỡng thường xuyên không kể ngày đêm, mùa đông, mùa hè còn phải đưa chồng con liên tục đến các cơ sở điều trị ở tuyến tỉnh, tuyến trung ương vì những diễn biến phức tạp, đặc biệt của biến chứng bệnh do nhiễm chất độc da cam.

Nguồn thu nhập khác không có, vì không còn lao động và thời gian lao động, cả gia đình rơi vào cảnh túng quẫn, nghèo khó triền miên, những người chưa bị nhiễm bệnh chỉ biết động viên an ủi nhau rau cháo, sắn, bắp để giữ sức mà cố công chăm sóc người bệnh cho qua ngày, đoạn tháng.

Đã 40 năm qua, gia đình nạn nhân Bùi Văn Hạt đã phải sống trong tình trạng đau đớn trước sự hành hạ tàn ác của chất độc da cam và khó khăn nghèo đói về vật chất và tinh thần, song với ý chí quyết tâm của người lính, ông cùng gia đình vẫn kiên trì vượt qua.

Chia tay với gia đình ông Bùi Văn Hạt, ra khỏi làng Trang đã xa chúng tôi còn nhiều lần ngoái lại vì sự thương cảm, day dứt nặng lòng và thầm nhắc trong lương tâm mình cần phải làm gì? làm thế nào? một cách cụ thể, thực tế khẩn trương đồng hành, cảm thông chia sẻ, ủng hộ giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam trên đất nước Việt Nam (trong đó có gia đình ông Bùi Văn Hạt, ở xóm Trang, xã Thượng Cốc, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình) để giúp đỡ họ vơi đi những đau đớn, khốn khó, vất vả, đừng để họ bị bỏ lại phía sau; họ là người đã cống hiến cho Tổ quốc và họ xứng đáng được hưởng sự ưu đãi của Nhà nước và toàn thể cộng đồng./.

Trịnh Hữu Thịnh

Bình luận

Gửi bình luận
Bình luận

    Tin khác

    Hội tỉnh Tiền Giang: Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam

    Hội tỉnh Tiền Giang: Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam

    Bà Trần Thị Quý Mão, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Tiền Giang, chia sẻ: Phương châm xuyên suốt trong hoạt động của Hội NNCĐDC/dioxin tỉnh là: “Nêu cao tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì nạn nhân chất độc da cam”. Những năm qua Hội các cấp trong tỉnh luôn gần gũi, cảm thông và chia sẻ với NNCĐDC; Hội luôn giữ vai trò nòng cốt, là ...